Dừng gần 300 thỏa thuận khai thác dầu khí tại Montana, Mỹ

Thẩm phán Tòa án quận Montana, Brian Morris, ngày 1/5 đã ra phán quyết dừng gần 300 thỏa thuận khai thác dầu khí trên đất Liên bang tại quận này đã được Cục Quản lý Đất đai (BLM) thuộc Bộ An ninh Nội địa thông qua và yêu cầu cơ quan này tiến hành phân tích kỹ lưỡng tác động về môi trường của việc khai thác dầu khí đến nguồn nước.

Chú thích ảnh
Dừng gần 300 thỏa thuận khai thác dầu khí do rủi ro về môi trường đối với nguồn nước ở Montana. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Ông Morris cho rằng cơ quan trên đã không tính đến những rủi ro về môi trường đối với nguồn nước ở Montana trước khi phê chuẩn các thỏa thuận khai thác dầu khí trên gần 150.000 mẫu đất. Ông bác bỏ các thỏa thuận này cũng như kết quả phân tích của BLM cho thấy không có tác động đáng kể về môi trường đối với khu vực khai thác và yêu cầu cơ quan này tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. 

Trong một thông báo, BLM đã phản đối phán quyết của thẩm phán, khẳng định đã tiến hành việc phân tích theo quy định trước khi phê chuẩn các thỏa thuận.

Các nhóm bảo vệ môi trường đã hoan nghênh quyết định trên, cho rằng đó là thắng lợi trước chính sách "thống trị về năng lượng" của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và với việc cho phép khai thác dầu khí trên đất của Liên bang.

Nhóm bảo vệ môi trường Wildearth Guardians đã kiện BLM sau khi cơ quan này phê chuẩn 287 thỏa thuận theo hai đợt là vào tháng 12/2017 và tháng 3/2018. Nhóm này cho rằng BLM đã vi phạm Đạo luật Bảo vệ môi trường Quốc gia khi không phân tích đầy đủ những rủi ro do việc khai thác dầu khí đến nguồn nước và môi trường.

Chỉ tháng trước, ông Morris đã hủy bỏ giấy phép đối với đường ống dẫn dầu Keystone XL gây tranh cãi, do phát hiện Công binh Lục quân Mỹ đã không xem xét đầy đủ những tác động đến các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở những dòng sông mà đường ống sẽ đi qua.

Lê Minh (TTXVN)
Mỹ quan ngại về sự can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam
Mỹ quan ngại về sự can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam

Ngày 22/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN