Đậu tương đối mặt với sức ép bán ra

Tuần qua giá đậu tương giao dịch tại thị trường Chicago đang chịu sức ép bán ra do một số quỹ đẩy mạnh hoạt động chốt lời vì tin rằng giá mặt hàng này đã tăng quá mạnh trong tuần trước đó. Thêm vào đó, chỉ số đồng USD - thước đo giá trị của "đồng bạc xanh" trong rổ tiền tệ tăng, khiến các loại hàng hóa được định giá bằng đồng USD, trong đó có đậu tương, trở nên kém hấp dẫn giới đầu tư.

Trong khi đó, giá lúa mì và ngô được hỗ trợ và đóng cửa ở mức cao hơn là do dự báo thời tiết khô hạn ở khu vực sản xuất ngũ cốc thuộc miền Trung và miền Nam nước Mỹ, gây khó khăn cho sự sinh trưởng của cây lúa mì.

Chốt phiên 23/10 tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (CBOT), giá đậu tương giao tháng 11/2011 giảm 12,75 xu xuống 12,125 USD/bushel. Ảnh: Internet


Trong khi đó, các ngũ cốc khác lại được giá: Giá ngô giao tháng 12/2011 tăng lên 6,61 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn cũng tăng lên 6,44 USD/bushel.

Theo ông Waheed A. Elkhereiji, tổng giám đốc Grain Silos & Flour Mills, Arập Xêút, nước nhập khẩu lúa mạch lớn nhất thế giới, có kế hoạch nhập khẩu 1,9 triệu tấn lúa mì trong năm nay: tiêu thụ lúa mì trong nước nhiều hơn do dân số gia tăng và thu mua trong nước giảm sút. Do đó sang năm Arập Xêút sẽ nhập lúa mì nhiều hơn.

Theo Tổ chức nông lương LHQ (FAO), năm 2008 Arập Xêút đã quyết định sẽ loại bỏ dần các loại cây trồng cần nhiều nước, trong đó có cả lúa mì, vào năm 2016 sau khi ngừng trợ cấp cho nông dân trồng lúa mạch vào năm 2003 để tiết kiệm nước. Do đó sản lượng lúa mì của Arập Xêút năm nay ước giảm 13% xuống 1,1 triệu tấn.

(1 bushel ngô và đậu tương = 25,4 kg; 1 bushel lúa mì = 27,2 kg).


Hoàng Hà (Theo AFP)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN