Trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương là 222 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 721,5 tỷ đồng; ngân sách huyện thị 199 tỷ đồng; ngân sách xã 464 tỷ đồng; vốn huy động trong nhân dân trên 353 tỷ đồng; vốn từ các chương trình dự án lồng ghép trên địa bàn tỉnh 1.591 tỷ đồng và các doanh nghiệp hỗ trợ 83 tỷ đồng.
Công trình đường giao thông nông thôn xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn) được triển khai đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Đình Huệ/TTXVN |
Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Bình Định đã có 28 xã được công nhân xã đạt chuẩn nông thôn mới, dẫn đầu khu vực duyên hải Nam Trung bộ.
Theo Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh Bình Định, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Bình Định đã huy động được sức mạnh tổng hợp từ nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất; bộ mặt nông thôn đã thay đổi, đời sống người dân nông thôn được nâng cao. Tỉnh này đưa ra giải pháp trong giai đoạn 2016-2020 là tiếp tục huy động các nguồn vốn tập trung, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, vốn của người dân và lồng ghép tốt các chương trình dự án hiện có ở địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Các địa phương tăng cường tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, thu nhập, giảm nghèo nhanh bền vững…
Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh Bình Định vừa bỏ phiếu thống nhất, công nhận thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, nâng số xã đạt chuẩn toàn tỉnh lên 38 xã. Cụ thể, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận năm nay gồm: Nhơn Thọ, Nhơn Khánh, Nhơn Phong (thị xã An Nhơn), Ân Đức (Hoài Ân), Mỹ Quang (Phù Mỹ), Cát Hanh, Cát Tân (Phù Cát), Phước Lộc, Phước Sơn (Tuy Phước) và xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn).
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bình Định tiếp tục phấn đấu có thêm 44 xã và 4 huyện đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới và đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới từ 2011-2020 lên tổng cộng 76 xã bằng 62% tổng số xã của tỉnh.