Đánh giá, thẩm định 3 mỏ trữ lượng khoáng sản quốc gia

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức cuộc họp thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá 3 mỏ trữ lượng khoáng sản quốc gia tại hai tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An và thành phố Hải Phòng.

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về báo cáo kết quả thăm dò về mỏ than Đông Bắc Mông Dương (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh); mỏ đá hoa khu vực Thung Lộ (xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An); đánh giá chất lượng, trữ lượng đá vôi dolomit tại mỏ đá vôi Tràng Kênh (thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng).

Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia Nguyễn Trường Giang cho biết, trong công tác thẩm định phê duyệt trữ lượng khoáng sản, tính đến nay, Hội đồng đã phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong 1.113 báo cáo thăm dò, thăm dò nâng cấp các mỏ khoáng sản các loại. Nhiều mỏ thuộc các nhóm khoáng sản đã được đưa vào khai thác, chế biến đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp quan trọng trong nước và xuất khẩu.

Việc thi công các công trình thăm dò mỏ than Đông Bắc Mông Dương (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cơ bản đảm bảo độ tin cậy về tài liệu kỹ thuật, đáp ứng được mục tiêu; có cơ sở để tổng hợp báo cáo địa chất trong nghiên cứu phát triển các dự án đầu tư khai thác theo quy hoạch phát triển ngành than.

Báo cáo về việc thăm dò đá hoa khu vực Thung Lộ (xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) cho thấy, mỏ đá hoa này có chất lượng đảm bảo để làm nguyên liệu sản xuất bột carbonat canxi và đá ốp lát, điều kiện khai thác thuận lợi. Mỏ khi được đưa vào khai thác sẽ đóng góp nhiều cho phát triển công nghiệp khai khoáng cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như tỉnh Nghệ An trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kết quả thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng đá vôi dolomit đi kèm trong phạm vi Giấy phép khai thác số 925/GP-BTNMT tại mỏ đá vôi Tràng Kênh (thành phố Hải Phòng) cho thấy, nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa chất khu mỏ, phạm vi phân bố của thân đá vôi dolomit và mối quan hệ giữa chúng với thân đá vôi làm xi măng trong phạm vi của Giấy phép khai thác số 925/GP-BTNMT. Theo kết quả này, mỏ có đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình đơn giản, điều kiện khai thác thuận lợi. Việc khai thác, sử dụng đá vôi dolomit sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Sau khi nghe các báo cáo và góp ý của các thành viên Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, yêu cầu các đơn vị đã tiến hành thăm dò cần tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên để hoàn thiện báo cáo.

Diệu Thúy (TTXVN)
Hiện thực hóa giấc mơ nâng tầm giá trị khoáng sản Việt
Hiện thực hóa giấc mơ nâng tầm giá trị khoáng sản Việt

Năm 2020 đánh dấu một chặng đường phát triển mới của Masan Tài nguyên (MSR) sau 10 năm chính thức đi vào hoạt động. 10 năm qua, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể người lao động MSR đã biến vùng đồi núi hoang sơ trải dài gần 900 ha ở huyện miền núi Đại Từ trở thành cơ sở công nghiệp có quy mô hàng đầu Việt Nam và thế giới về công nghệ cũng như giá trị sản xuất. Các sản phẩm tinh quặng vonfram, florit, đồng, bismut… từ mỏ đa kim Núi Pháo do MSR quản lý, vận hành đã xuất khẩu đến các thị trường: EU, Mỹ, Nhật Bản… đưa MSR trở thành nhà sản xuất hóa chất công nghiệp chi phối thị trường quốc tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN