Hiện thực hóa giấc mơ nâng tầm giá trị khoáng sản Việt

Năm 2020 đánh dấu một chặng đường phát triển mới của Masan Tài nguyên (MSR) sau 10 năm chính thức đi vào hoạt động. 10 năm qua, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể người lao động MSR đã biến vùng đồi núi hoang sơ trải dài gần 900 ha ở huyện miền núi Đại Từ trở thành cơ sở công nghiệp có quy mô hàng đầu Việt Nam và thế giới về công nghệ cũng như giá trị sản xuất. Các sản phẩm tinh quặng vonfram, florit, đồng, bismut… từ mỏ đa kim Núi Pháo do MSR quản lý, vận hành đã xuất khẩu đến các thị trường: EU, Mỹ, Nhật Bản… đưa MSR trở thành nhà sản xuất hóa chất công nghiệp chi phối thị trường quốc tế.

Chú thích ảnh

Những dấu ấn phát triển

Masan Tài nguyên được thành lập vào tháng 4 năm 2010 với nhiệm vụ thúc đẩy phát triển Dự án Núi Pháo – dự án khai thác, chế biến kháng sản đa kim lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Chỉ một thời gian ngắn sau khi hoàn thiện các thủ tục về khai thác mỏ, đánh giá DTM, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng… năm 2014, Dự án Núi Pháo bắt đầu cho ra những sản phẩm: ô xít vonfram, tinh quặng đồng, florit cấp axit và tinh quặng bismut. Cũng trong năm 2014, MSR đã liên doanh với H.C.Stack GmbH của CHLB Đức xây dựng và vận hành Nhà máy tinh luyện Vonfram tiên tiến nhất tại Việt Nam. Tiếp tục đà phát triển, trong năm 2015, doanh nghiệp đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao. Tháng 9/2015, cổ phiếu của MSR đã được giao dịch trên sàn UPCOM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Năm 2017, Masan Tài nguyên được công nhận là thương hiệu toàn cầu nhờ các sản phẩm chất lượng cao và đáng tin cậy. Đến năm 2019, MSR thông qua công ty con MTC đã mua lại toàn bộ nền tảng kinh doanh của H.C.Stack GmbH – nhà sản xuất bột kim loại vonfam và vonfram các–bua công nghệ cao hàng đầu thế giới. Năm 2019 cũng ghi nhận mức đóng góp kỷ lục của MSR cho ngân sách của tỉnh Thái Nguyên với tổng số tiền hơn 1.200 tỷ đồng và MSR chính thức được Bộ Khoa học và Công nhận chứng nhận “Doanh nghiệp công nghệ cao”…

Nói về những đóng góp của MSR cho địa phương, ông Phạm Quang Anh, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ cho biết: Kể từ khi dự án Núi Pháo triển khai tại địa bàn huyện đến nay, Công ty đã có nhiều đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là trong việc hỗ trợ các xã bị ảnh hưởng xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giải ngân vốn vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho người dân phát triển sản xuất. Công ty cũng góp phần đáng kể vào việc giúp cho bà con nông dân xây dựng các mô hình sản xuất chè an toàn, đưa chất lượng cũng như giá trị thương hiệu của sản phẩm chè Đại Từ ngày càng vươn xa…

Chú thích ảnh
Nhà máy chế biến hiện đại của MSR.

Phát triển bền vững, vươn ra toàn cầu

Là doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản nhưng MSR luôn đặt mục tiêu mục tiêu phát triển bền vững gắn với cộng đồng lên hàng đầu. Chính vì vậy, nhiều năm qua, MSR đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dự án Núi Pháo với gía trị hỗ trợ lên tới hàng tỷ đồng như: sản xuất chè an toàn  ở xã Hà Thượng, Tân Linh, trồng nấm tại thị trấn Hùng Sơn, chăn nuôi đại gia xúc tại xã Cát Nê… giúp bà con không chỉ ổn định cuộc sống mà còn thêm sinh kế để tăng thu nhập so với trước đây.

Trong công tác bảo vệ môi trường, năm qua, MSR đã được Bộ Tài Nguyên và môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và giấy phép xả thải. Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các quy định về môi trường qua các đợt kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Từ khi đi vào hoạt động đến hết năm 2019, Công ty đã cải tạo, phục hồi môi trường trên 60 ha, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường trong các khu vực khai thác, đưa lượng nước thải tuần hoàn tái sử dụng chiếm 75,5% tổng lượng nước sử dụng của Công ty…

Ông Nguyễn Thế Giang, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên cho biết thêm: Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường, Công ty Núi Pháo đã xây dựng bộ phận chuyên trách về môi trường để duy trì vận hành hệ thống nước thải và thường xuyên giám sát chất lượng xả thải. Qua theo dõi kết quả quan trắc tự động, kết quả đánh giá quan trắc của Sở TN&MT đối với nước thải của Công ty Núi Pháo và kết quả do Công ty Núi Pháo tự thực hiện trong thời gian qua cho thấy các thông số trong nguồn thải đều đạt quy chuẩn cho phép.

Theo dự báo của của các chuyên gia kinh tế, năm 2020, sản lượng công nghiệp toàn cầu sẽ quay trở lại mức tăng trưởng vừa phải. Tuy nhiên sự bùng phát và lây lan của đại dịch Covid – 19 vào Quý I/2020 khiến cho nhu cầu của khách hàng giảm sút, kéo theo sự sụt giảm về doanh thu của các doanh nghiệp. Dù vậy, Ông Võ Tiến Dũng, Giám đốc Đối ngoại, Cộng đồng và Môi trường của MSR cho rằng mục tiêu chiến lược vươn ra toàn cầu của MSR vẫn không thay đổi dựa trên việc xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển, vận hành tối ưu nhà máy chế biến Núi Pháo và nhà máy chế biến sâu hóa chất Vonfram MTC, tăng cường năng lực đầu tư dài hạn và khả năng đương đầu với biến động thị trường, điều chỉnh cơ cấu vốn phù hợp với danh mục hoạt động của các dự án…

Mới đây nhất, ngày 10/6/2020, Công ty TNHH Vonfram Masan (“MTC”), công ty con do MSR sở hữu 100% vốn đã công bố hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck Group GmbH (“HCS”). Đây là bước đi chiến lược để MSR trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao. Nguồn cung APT sơ cấp ổn định với giá thành thấp từ MSR kết hợp với năng lực tái chế của HCS sẽ mang đến cho MSR lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Điều này giúp MSR tạo ra dòng tiền ổn định qua các chu kỳ thị trường, đồng thời mở rộng quy mô thị trường đầu ra lên 3.5 lần, từ 1,3 tỷ USD lên 4,6 tỷ USD. Với sự thành công của giao dịch này, MSR chính thức trở thành nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm vonfram “midstream” cho các ngành công nghiệp quan trọng như : cơ khí chế tạo máy và công cụ, khai khoáng, ô tô, năng lượng, hàng không và công nghiệp hóa chất… Giao dịch này không chỉ nâng tầm MSR trở thành Công ty vật liệu công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam có quy mô toàn cầu, mà còn gia tăng vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường vonfram quốc tế nhờ vào nền tảng nghiên cứu phát triển và công nghệ hàng đầu thế giới. Đây là cơ hội để đào tạo và phát triển các chuyên gia kỹ thuật trong ngành vật liệu công nghệ cao của Việt Nam, như một phần trong quá trình toàn cầu hóa nền tảng kinh doanh của MSR.

Nguyên Hoàng
Masan Tài Nguyên hiện thực hóa khát vọng trở thành nhà sản xuất khoáng sản và hóa chất công nghiệp tích hợp lớn nhất Việt Nam
Masan Tài Nguyên hiện thực hóa khát vọng trở thành nhà sản xuất khoáng sản và hóa chất công nghiệp tích hợp lớn nhất Việt Nam

Năm 2019 đang dần khép lại, những diễn biến bất lợi về thị trường do chiến tranh thương mại giữa các quốc gia gây bất ổn nền kinh tế toàn cầu đã nhiều lúc khiến Masan Tài Nguyên (MSR) gặp không ít khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Song nhờ những nỗ lực vượt bậc của Ban Lãnh đạo Công ty cùng đội ngũ người lao động, MSR đã tìm ra những giải pháp hữu hiệu từ tiết giảm chi phí trong tất cả các khâu vận hành doanh nghiệp cho tới việc áp dụng phương thức Kaizen-5S, công cụ giúp loại bỏ sự lãng phí, tối ưu hóa năng suất lao động, MSR đã vượt khó thành công, tiếp tục hiện thực hóa khát vọng trở thành nhà sản xuất khoáng sản và hóa chất công nghiệp tích hợp lớn nhất Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN