Đã tới lúc Trung Quốc hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc?

Số liệu kinh tế hai tháng đầu năm 2014 của Trung Quốc đều thấp hơn dự báo, thị trường lại kỳ vọng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nhưng xem ra thời cơ vẫn chưa chín muồi.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vừa công bố hàng loạt số liệu kinh tế, bao gồm tăng trưởng tiêu dùng, đầu tư và sản xuất công nghiệp từ tháng 1 tới tháng  2, tất cả đều thấp hơn dự báo của thị trường. 

Cụ thể: tổng mức bán lẻ hàng tiêu dùng của Trung Quốc tăng 11,8%, thấp hơn nhiều so với dự báo của thị trường là 13,5% và giảm 1,6% so với mức thực hiện của tháng 12/2013 (13,6%).

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.


 Đầu tư tài sản cố định ở khu vực thành phố tăng 17,6%, thấp hơn mức 19,4% mà thị trường dự báo, giảm 1,7% so với mức thực hiện trong cả năm 2013 là 19,6%.  

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,6%, là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2009, thấp hơn mức 9,5% mà thị trường dự báo, giảm 1,1% so với mức thực hiện của tháng 12/2013.  

Số liệu công bố trước đó cho thấy giá trị xuất khẩu tháng 1, 2/2014 của Trung Quốc giảm 1,6% so với cùng kỳ, Chỉ số Giá Xuất xưởng các sản phẩm công nghiệp (PPI) tháng 2 giảm 2% so với cùng kỳ, tăng 0,4% so với mức giảm của tháng 1/2014 (1,6%).

 Cộng với việc giá trị cho vay mới và lượng huy động vốn xã hội tháng 2 của nước này giảm mạnh, tất cả cho thấy dấu hiệu rõ ràng hơn về khả năng giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, kỳ vọng vào việc PBoC hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc lại dấy lên, nhưng nếu PBoC làm điều đó, có thể thị trường sẽ nhìn nhận như sự chuyển hướng của chính sách tiền tệ và việc này không có lợi cho việc quản lý triển vọng vĩ mô.

Một yếu tố khác cũng giúp hé lộ khả năng Trung Quốc không điều chỉnh chính sách vĩ mô hiện hành, đó là việc Chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng linh động, trong “khoảng 7,5%” chứ không phải một con số cố định như nhiều năm qua.

Theo giải thích của Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lầu Kế Vĩ, ngay cả khi đạt mức tăng trưởng là 7,3% hay thậm chí là 7,2%, vẫn được coi là nằm trong “khoảng 7,5%”.

Rõ ràng, khả năng chịu đựng biên độ dao động tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên, vì thế, phần lớn các chuyên gia cho rằng nếu không xuất hiện biến động lớn, trong ngắn hạn, ngay cả một “chính sách kích thích nhẹ nhàng” cũng không xuất hiện.


Hà Ngọc(P/v TTXVN tại Hong Kong) 


Nguy cơ khủng hoảng tài chính Trung Quốc
Nguy cơ khủng hoảng tài chính Trung Quốc

Với các món nợ của chính quyền địa phương tăng 67% trong ba năm lên tới 3.000 tỷ USD như được nêu trong một báo cáo chính thức công bố cuối năm ngoái, ngày càng có nhiều những phân tích về nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN