Theo đó, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 21.466 xe, bao gồm 14.124 xe du lịch; 6.948 xe thương mại và 394 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch giảm 9%; xe thương mại giảm 4% và xe chuyên dụng giảm 19% so với tháng trước.
Trong khi sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 18.093 xe, giảm 6% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 3.373xe, giảm 18% so với tháng trước.
Tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 7/2018 giảm 4% so với cùng kì
năm ngoái. Xe ô tô du lịch tăng 9%; xe thương mại giảm 19% và xe chuyên dụng giảm 42% so với cùng kì năm ngoái.
Trong số các hãng xe, Thaco dẫn đầu với 7.959 xe các loại, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 6% so với tháng trước; đứng thứ hai là hãng Toyota với 4.268 xe, giữ cùng mức so với cùng kỳ năm ngoái và tháng trước; Hãng Honda bán được 2.262 xe, mặc dù giữ thứ hạng khiêm tốn nhưng với lượng xe bán ra này đã giúp Honda tăng 69% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 15% so với tháng trước.
Từ đầu tháng 7/2018, trong khi một số mẫu ô tô nhập khẩu miễn thuế bất ngờ tăng giá bán thì một số mẫu xe khác lại được giảm giá, trong đó có mẫu giảm tới gần 200 triệu đồng. Nhiều hãng xe như: Toyota, GM, Mitsubishi... đã đưa ra mức giảm giá lớn với nhiều mẫu xe nhằm thu hút khách hàng. Toyota Hiace là mẫu xe có mức giảm mạnh nhất thị trường lên tới 132 triệu đồng. Mitsubishi cũng tung ra mức giảm gtừ 15 - 51 triệu đồng tùy mỗi phiên bản...
Giá bán ô tô trên thị trường Việt Nam vẫn luôn diễn biến khó lường. Trong khi một số mẫu ô tô bất ngờ tăng giá thì một số mẫu xe lại được giảm giá. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 7, việc nhiều mẫu xe ô tô được hạ giá hay bất ngờ tăng giá cho thấy cuộc đua về giá ô tô tại thị trường Việt Nam vẫn rất khốc liệt, cam go.
Bước vào đầu tháng 8/2018, chuẩn bị vào "tháng cô hồn", nhiều hãng cũng chạy đua nước rút để đẩy mạnh doanh số bán xe bằng cách giảm giá xe. Đón đầu thị trường, hàng loạt mẫu xe đã giảm giá, trong đó có xe giảm tới hơn 200 triệu đồng như: Mitsubishi Việt Nam, Chevrolet, Ford...