Boeing và Airbus đón tin mừng từ Iran

Quyết định chưa tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, là tin tức tốt lành đối với cả hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) và hãng đối thủ châu Âu, Airbus, khi cả hai doanh nghiệp này có thể tiếp tục bán máy bay cho Iran.

Máy bay Boeing 747 của Hãng Iran Air tại sân bay quốc tế Mehrabad ở Tehran. Ảnh: AFP/TTXVN

Nếu các thỏa thuận giữa Boeing, Airbus với các hãng hàng không Iran hoàn tất, giá trị các hợp đồng này có thể lên tới 40 tỷ USD với gần 300 chiếc máy bay. Hiện nay, Iran đang muốn hiện đại hóa ngành công nghiệp hàng không đã “cổ lỗ sĩ” của nước này.

Lệnh trừng phát kéo dài nhiều năm của phương Tây đã khiến các hãng hàng không Iran không thể mua máy bay mới từ Boeing hay Airbus. Quốc gia này cũng gặp khó khăn trong việc mua các linh kiện cho các loại máy bay của những năm 1970.

Thỏa thuận do chính quyền tiền nhiệm dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama thương thảo năm 2015 đã giúp dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Iran và mở đường cho nước này mua máy bay mới. Cả Boeing và Airbus đều cần Bộ Tài chính Mỹ cấp phép để bán máy bay cho Iran.

Trong trường hợp của Airbus, mặc dù hãng này không phải là doanh nghiệp Mỹ, song các linh kiện trong máy bay của hãng vẫn nhập từ một số nhà cung ứng Mỹ, do đó, Airbus vẫn cần nhận được sự cấp phép từ Washington.

Trong tháng 12/2016, Boeing đã ký hợp đồng với Iran Air để bán cho hãng này 30 chiếc Boeing 777 và 50 chiếc Boeing 737 Max 8, với trị giá 16,6 tỷ USD. Cùng tháng, Airbus cũng hoàn tất thỏa thuận với Iran Air với việc cung ứng 100 chiếc A320, A330 và A350, trị giá 18 tỷ USD.

Mặc dù lệnh trừng phạt chưa được Mỹ tái áp đặt, song các nhà phân tích cho rằng các hãng hàng không của Iran vẫn gặp khó khăn trong việc chi trả các đơn đặt hàng máy bay, do các ngân hàng vẫn chưa sẵn lòng cấp khoản vay cho họ cho đến khi Iran ký vào Công ước Cape Town, một hiệp ước được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ vốn và cho thuê trang thiết bị máy bay.

Trà My (Theo AP)
'Hành động ngược chiều' có thể hủy hoại thỏa thuận hạt nhân Iran
'Hành động ngược chiều' có thể hủy hoại thỏa thuận hạt nhân Iran

Chủ đề thỏa thuận hạt nhân Iran gây tranh cãi và chia rẽ giữa Mỹ với các đồng minh trong gần 10 tháng qua kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN