Căng thẳng địa chính trị ở Ukraine leo thang khiến cho chứng khoán châu Á ngày 3/3 đỏ lửa ngay từ khi mở cửa. Vậy các nhà đầu tư cần làm gì để bảo vệ mình?Trước việc Ukraine lâm vào khủng hoảng và đối mặt với nguy cơ xung đột quân sự, nhằm giúp các nhà đầu tư toàn cầu tự bảo vệ, bình luận viên cao cấp William L. Watts của chuyên trang tài chính kinh tế MarketWhatch đã đưa ra 5 kiến nghị sau:
Nhà đầu tư thường có xu hướng tìm đến tài sản Mỹ khi xuất hiện căng thẳng chính trị địa duyên. |
Thứ nhất là nắm giữ trái phiếu dài hạn của Mỹ. Từ trước tới nay, trái phiếu dài hạn của Mỹ luôn là nơi trú ẩn an toàn của dòng vốn đầu tư. Nếu tình hình Ukraine tiếp tục nóng lên, các nhà đầu tư sẽ đổ dồn mua trái phiếu dài hạn của Mỹ, tiếp tục làm giá của chúng tăng.
Thứ hai là nắm giữ cổ phiếu tài nguyên thiên nhiên như cổ phiếu năng lượng hoặc cổ phiếu nông nghiệp. Ukraine là nước cung ứng lương thực và sản phẩm nông nghiệp chủ yếu trên thế giới, Nga lại là nước xuất khẩu dầu và khí đốt thiên nhiên chủ yếu ở phạm vị toàn cầu. Một khi chiến tranh nổ ra, giá của các sản phẩm liên quan nêu trên chắc chắn sẽ tăng giá.
Thứ ba là nắm giữ vàng. Thứ kim loại quý này được chấp nhận rộng rãi và không chịu sự kiểm soát của bất cứ chính phủ nào. Vàng thường tăng giá trong thời gian diễn ra căng thẳng chính trị địa duyên.
Thứ tư là nắm giữ tài sản của các thị trường mới nổi. Trong khối BRICS hiện nay, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil đối mặt với khả năng xảy ra rối loạn, Trung Quốc xuất hiện tình trạng tăng trưởng kinh tế giảm tốc, cho nên, đây chính là thời cơ để mua vào các tài sản ở những nước này.
Thứ năm là cổ phiếu Mỹ không lao dốc bởi căng thẳng địa chính trị ở Ukraine. Nếu cuộc khủng hoảng tại Ukraine tiếp tục xấu đi, các nhà đầu tư có thể đánh cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ giảm tốc độ mua trái phiếu. Ngoài ra, không ít người sẽ có khuynh hướng mua vào đồng USD trong khủng hoảng, nhưng một khi làm như vậy, họ đồng thời sẽ mua vào các loại tài sản Mỹ, bao gồm cả cổ phiếu Mỹ.
Kỳ Đồng