Tìm thấy nước muối trên sao Hỏa

Thiết bị tự hành Curiousity của NASA đã chụp lại bằng chứng đầu tiên cho thấy sự xuất hiện của nước muối trên sao Hỏa – một bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống trên hành tinh này.


Thiết bị tự hành Cusiousity.


Với áp suất không khí thấp trên sao Hỏa, nước đã biến chuyển thẳng từ dạng lỏng sang dạng khí ngay lập tức, mà không giữ nguyên dạng lỏng như trên trái đất. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích đã phát hiện đặc biệt vào buổi đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, lớp nước muối có thể chuyển hóa dạng thể và bám trên bề mặt sao Hỏa trông giống như một làn sương mỏng.


Trong thành phần cấu thành nước, các nhà khoa học phát hiện ra muối calcium perchlorate. “Khi màn đêm buông xuống, hơi nước trong không khí sẽ cô đặc lại và tạo thành những làn sương mỏng, chính calcium perchlorate là thành phần tạo thành nước muối mặn. Nếu như nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, sương sẽ tồn tại ở thể lỏng,” Morten Bo Madsen – một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu nhận xét trong tạp chí Nature Geoscience.


Hình ảnh chứng minh có nước trên sao Hỏa.


Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn nhận định lượng nước phát hiện trên sao Hỏa không đủ để tồn tại bất kì sự sống của sinh vật nào vì sự chênh lệnh nhiệt độ trong ngày lớn cùng với mức phóng xạ cao.


Có giả thuyết cho rằng những hình ảnh này là vết tích tàn dư của một hồ nước cũ tại đây.


Những bức ảnh mới được công bố gần đây chụp lại bề mặt đất tại Gale Crater  - nơi thiết bị tự hành Curiousity được gửi đến để thực hiện nhiệm vụ khai phá hành tinh vào tháng 8/2012. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra giải thuyết những hình ảnh đó là vết tích tàn dư của một hồ nước cũ tại đây.



Hồng Hạnh (theo Sputniknews)



 

 

 

Thêm bằng chứng về sự sống từng tồn tại trên Sao Hỏa
Thêm bằng chứng về sự sống từng tồn tại trên Sao Hỏa

Tàu tự hành Curiosity đã tìm thấy thêm những bằng chứng về sự tồn tại của nitrogen trên bề mặt Sao Hỏa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN