Phát hiện đại dương lớn nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học mới đây đã phát hiện một đại dương lớn chưa từng thấy trong vũ trụ, gắn liền với chuẩn tinh APM 08279+5255.

Vị trí chuẩn tinh APM 08279+5255.

Theo thông tin đăng tải trên Tạp chí Vật lý Thiên văn Astrophysical Journal Letters số ra ngày 7/3, phát hiện mới của giới thiên văn cho thấy xung quanh chuẩn tinh APM 08279+5255 có vỏ bọc chứa trữ lượng nước lớn gấp 140 nghìn tỷ lần khối lượng nước trên Trái Đất.

Chuẩn tinh trên cách hành tinh của chúng ta 12 tỷ năm ánh sáng và là nguồn năng lượng lớn nhất trong vũ trụ, có bức xạ mạnh gấp 65 nghìn lần bức xạ dải Ngân hà.

Chuẩn tinh (Quasar) - là những vật thể sáng nhất và xa xôi nhất trong vũ trụ. Giới thiên văn cho rằng chuẩn tinh được tạo ra bởi một hố đen siêu nặng (gấp khoảng 1 tỷ lần so với trọng lượng của Mặt Trời) tiêu thụ vật chất trong một đĩa vật chất xoắn ốc.


Trước khi có thông tin về phát hiện mới nói trên, giới khoa học cũng mới chỉ đưa ra được nhận định mơ hồ về sự tồn tại của nước lỏng và các đại dương thuộc các hành tinh ngoài Trái Đất, chẳng hạn như Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương…

TTXVN/Tin Tức
Hành tinh thứ chín có tồn tại hay không?
Hành tinh thứ chín có tồn tại hay không?

Một tạp chí Mỹ đã đưa tin quỹ đạo của hành tinh thứ 9 – hành tinh ở cách Mặt Trời xa nhất, cách xa Trái đất 20 lần so với quỹ đạo sao Hải Vương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN