Thời điểmĐiều hòa dùng cả năm không vệ sinh hoặc bảo trì sẽ khiến đuôi nóng (unit outdoor) giải nhiệt kém, gây hư hỏng.
- Đối với hộ gia đình, thời gian sử dụng điều hòa khoảng 3-6 giờ/ngày thì nên vệ sinh và bảo dưỡng trung bình 3-4 tháng/lần.
- Đối với văn phòng hành chính, thời gian sử dụng điều hòa khoảng 8-10 giờ/ngày thì nên vệ sinh và bảo dưỡng trung bình từ 2-3 tháng/lần.
- Đối với phòng kinh doanh Internet hay bưu điện, showroom, văn phòng... nơi có nhiều bụi bặm, bụi vải, thời gian sử dụng điều hòa thường xuyên thì nên vệ sinh và bảo dưỡng trung bình 1 tháng/lần.
Cách làm
Cách vệ sinh điều hòa thủ công mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà là tháo 2 miếng lưới ở dàn lạnh ra rửa tạm thời. Việc này sẽ giúp tấm lưới sạch và gió hút vào mạnh, giúp đẩy hơi lạnh ra ngoài tốt hơn.
Còn phần đuôi nóng, bạn có thể sử dụng vòi nước hoặc máy bơm rửa với lực mạnh vừa phải xịt trực tiếp vào đuôi nóng dưới góc từ 70-90 độ.
Dấu hiệu cho thấy điều hòa cần được bảo trì- Máy làm lạnh kém: Khi điều hòa có dấu hiệu lạnh kém hoặc không lạnh (bật trong 30 phút) thì nên tắt cầu dao và gọi thợ sữa chữa tới xem xét. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do gas bị xì hoặc quạt đuôi nóng bị hỏng dẫn đến điều hòa không lạnh.
- Gas máy lạnh nhanh hết: Máy 2 cục thuộc loại xài van nên không thể kín tuyệt đối, cho phép xì ở mức giới hạn. Thông thường, máy tốt tầm 6 tháng bơm gas/lần hoặc 1 năm/lần. Còn những máy mới sử dụng 1-2 tháng mà phải bơm gas thì nên xem lại đường ống hoặc van có bị rò rỉ không.
- Điều hòa bị chập chờn: Do khả năng tải Ampe là rất cao nên đòi hỏi điểm tiếp xúc điện phải tốt, không được lỏng lẻo. Để chắc chắn, bạn nên sử dụng attomat CB riêng cho máy lạnh hoặc phích cắm nhưng là loại lớn. Mức chịu tải Ampe thấp nhất của máy lạnh luôn ở 4 Ampe mặc định, khả năng Start khi máy chạy sẽ ở mức thấp nhất là 20A cho 3-10s.
Đây là điều kiện ban đầu mà nhiều người tiêu dùng không để ý và cũng là nguyên nhân khiến máy dễ hỏng hóc nhất do điện áp chập chờn trong khi máy hoạt động.