Nga bắt đầu nhân bản động vật thời tiền sử

Các nhà khoa học Nga đã bắt đầu nhiệm vụ nhân bản các loài động vật tiền sử và không chỉ giới hạn ở loài voi ma mút. Họ hy vọng tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng Cực sẽ là cơ sở để tìm ra những mẫu ADN chưa bị phá hủy, từ đó giúp tái sinh những sinh vật cổ đại.

Mẫu vật tại phòng thí nghiệm. Ảnh: Reuters


Theo tạp chí Ogonek, phòng thí nghiệm mới tại Bảo tàng Ma mút của Viện Sinh thái học Ứng dụng ở trường Đại học Liên bang Đông – Bắc ở Yakutsk đã bắt đầu cuộc rà soát ngân hàng trên 2.000 mẫu vật được phát hiện và được bảo quản gần như hoàn hảo trong điều kiện vô cùng lạnh ở Bắc Cực để tìm kiếm ADN còn sống.

Phòng thí nghiệm mới được trang bị đặc biệt để bảo quản những mẫu mô trong máy đông lạnh ở nhiệt độ âm 87 độ C. Đây đồng thời cũng sẽ là nơi phân tích các mẫu vật mới, qua đó loại bỏ lo ngại mẫu vật bị hư hại trong quá trình vận chuyển đến một phòng thí nghiệm ở xa.

Dự án này nhằm tạo ra một “Công viên Kỷ Jura” đời thật với sự hiện diện của những loài động vật đã tuyệt chủng. Những loài này sau khi được tái sinh sẽ sống trong một môi trường bảo tồn được thiết kế đặc biệt tại sông Kolyma ở Yakutia. Hiện dự án đang tái tạo điều kiện môi trường sống trước khi Trái đất bước vào thời kì băng giá, bao gồm việc tạo ra các đồng cỏ. Các nhà khoa học kỳ vọng có thể hoàn thành việc này trước thời điểm những loài động vật tuyệt chủng được tái sinh.

Ngoài voi ma mút, các nhà khoa học cũng sẽ tập trung tìm ADN của loài rhinoceros, tổ tiên của bò, bò bison, gấu hang và sư tử hang. 

Bộ sưu tập các xác ướp động vật tại phòng thí nghiệm được tìm thấy trong điều kiện bảo quản hoàn hảo ở lớp đất đóng băng vĩnh cửu tại vùng Siberia sau hơn 12.400 năm, trong đó có một mẫu ngựa tiền sử 4.500 tuổi, bò cổ đại khoảng 8.000 tuổi, một trong những con voi ma mút được bảo quản hoàn hảo nhất của thế giới 39.000 tuổi.

Nỗ lực nhân bản các loài động vật cổ đại được các nhà khoa học trên toàn thế giới tiến hành, như tại Đại học Harvard và Đại học Chicago. Tuy nhiên, cho đến nay, công việc này bị chậm lại do chất lượng mẫu ADN của voi ma mút.

Các chuyên gia Nga hiện đang cộng tác cùng một công ty công nghệ sinh học Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Cấu trúc gen Bắc Kinh ở Trung Quốc nhằm tận dụng kinh nghiệm của hai cơ sở này, bảo đảm mức độ thành công của dự án.

Anh Tiếu (Theo RT)
Người cổ đại tuyệt chủng ra sao?
Người cổ đại tuyệt chủng ra sao?

Khoảng 40.000 năm trước, người cổ đại Neanderthal từng sống song hành với người hiện đại ở châu Âu trong khoảng 5 thiên niên kỷ, khoảng thời gian đủ dài để diễn ra những trao đổi về văn hóa và phối giống. Nhưng rồi tất cả họ biến mất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN