Một cá thể cá mập thiên thần - loài nằm trong danh sách cực kỳ nguy cấp toàn cầu - đã được ghi hình ngoài khơi Vịnh Cardigan, đánh dấu lần đầu tiên loài này được ghi nhận tại khu vực kể từ năm 2021.
Tàu vũ trụ không người lái (UAV) X-37B của Lầu Năm Góc đã hạ cánh xuống Florida (Mỹ) sau 908 ngày bay trong quỹ đạo.
Giáo sư người Bỉ Pierre Vanderhaeghen thuộc Đại học Tự do Brussels (ULB) và nhóm nghiên cứu của ông tại Trung tâm Nghiên cứu bệnh và não thuộc Đại học Công giáo Louvain (KU Louvain) đã phát hiện ra gene CROCCP2 cần thiết cho sự phát triển của não người trong quá trình tiến hóa, qua đó có thể giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về các dạng rối loạn não khác nhau.
So với những người mới mắc COVID-19 một lần, những người tái mắc có nguy cơ chết sớm cao hơn 2 lần, nguy cơ nhập viện cao hơn 3 lần, nguy cơ xuất hiện các vấn đề tim và phổi cao hơn 3 lần. Nguy cơ gặp các biến chứng về não, thận và tiểu đường cũng gia tăng, trong đó nguy cơ gặp các chứng rối loạn thần kinh cao hơn 60%.
Sáng 10/11, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng một hệ thống bơm hơi giảm tốc lên quỹ đạo, có khả năng đưa các vật thể trọng tải lớn lên Sao Hỏa và các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời một cách an toàn.
Kinh tế phục hồi sau đại dịch, khủng hoảng nhiên liệu do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine, cũng như sự gia tăng ô nhiễm CO2 từ sử dụng dầu, khí đốt và than đá nói chung đã thúc đẩy xu hướng tăng trở lại của khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch.
Nhà thầu quốc phòng Trung Quốc cho biết họ đang lên kế hoạch tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên dành cho con người trên "ván trượt bay" nội địa vào năm 2023.
Ngày 9/11, Hàn Quốc cam kết tăng đáng kể việc sử dụng và sản xuất hydro sạch bằng việc mở rộng hỗ trợ nhằm có được các công nghệ tiên tiến và xây dựng cơ sở hạ tầng với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và trở thành cường quốc sản xuất hydro số 1 thế giới.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đang cân nhắc kéo dài thời hạn hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân thêm 20 năm so với quy định hiện hành, với mục tiêu hoàn tất ra quyết định về vấn đề này vào cuối năm nay trong nỗ lực giảm lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính và đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định cho đất nước.
Ngày 7/11, tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), các nhà lãnh đạo từ gần 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã mắt Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán. Liên minh được thành lập theo đề xuất của Senegal và Tây Ban Nha.
Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Tournai là bảo tàng lâu đời nhất của Bỉ mở cửa cho công chúng. Bảo tàng do những người đam mê khoa học tự nhiên thành lập vào năm 1828, hiện sở hữu một bộ sưu tập phong phú về động, thực vật quý hiếm.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình có tên gọi Mindy, mô phỏng hình dáng của con người vào năm 3000 khi phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông và Bắc Phi, các quan chức châu Phi ngày 3/11 cho biết việc huy động nguồn tài trợ để giúp các nước châu Phi đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ là chương trình nghị sự quan trọng tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) dự kiến được tổ chức tại Ai Cập từ ngày 6 - 18/11 tới.
Các nhà khoa học Trung Quốc ngày 3/11 đã lập bản đồ có độ phân giải cao về đá Mặt Trăng, cung cấp thông tin chi tiết về thành phần và sự phân bổ của vật chất này trên Mặt Trăng.
Với đường kính 120 mét, kính viễn vọng vô tuyến Jingdong (JRT) sẽ có nhiệm vụ theo dõi các sao xung để đo thời gian của Trái đất một cách chuẩn xác nhất và góp phần nâng cao danh tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực thiên văn.
Theo báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), một số sông băng nổi tiếng nhất thế giới như các sông băng trên dãy Dolomites (Italy), ở các công viên quốc gia Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và trên dãy núi Kilimanjaro (Tanzania) sẽ biến mất vào năm 2050 do tình trạng ấm lên toàn cầu.
Trung tâm Công nghệ 3D trong Y học, Trường Đại học VinUni vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ 3D trong phẫu thuật - Xu hướng của tương lai” với sự tham gia của hơn 100 chuyên gia, bác sĩ hàng đầu Việt Nam và quốc tế.
Một số quốc gia giàu có, bao gồm Anh, Mỹ và các nước thành viên EU, đã gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch do nguồn cung năng lượng đứt gẫy bởi xung đột Nga - Ukraine khiến giá khí đốt toàn cầu tăng vọt. Theo Chủ tịch COP27, các nước giàu có đang tụt hậu trong cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính...
Đến năm 2024, người tiêu dùng sẽ có thể thưởng thức bánh mì, mì ống và các loại thịt có nguồn gốc thực vật được nuôi cấy bằng đạm bột Solein - sản phẩm của công ty Solar Foods của Phần Lan. Đây là loại bột đạm được sản xuất từ các sinh vật đơn bào và các loại khí thông thường từ không khí.
Không khí tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ ngày 25/10 bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi khói pháo, sau khi những người tham gia lễ hội ánh sáng Diwali đốt pháo ăn mừng dịp lễ truyền thống hằng năm của người Hindu.
Ngày 25/10, hãng dược SK Bioscience của Hàn Quốc cho biết hãng này đã ký một thỏa thuận hợp tác với Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng ứng phó dịch bệnh (CEPI) để phát triển vaccine công nghệ mRNA.