Tiềm năng dồi dào của Đông Nam Á trong cung cấp nhiên liệu hàng không xanh

Theo báo cáo công bố gần đây, nguyên liệu thô từ Đông Nam Á có tiềm năng cung cấp khoảng 12 % tổng lượng nhiên sinh học hàng không toàn cầu, cần thiết để đáp ứng các mục tiêu không phát thải ròng của ngành hàng không vào năm 2050.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP/TTXVN

Con số này tương đương với khoảng 45,7 triệu tấn nhiên sinh học hàng không mỗi năm vào năm 2050, đạt được thông qua quá trình chế biến nguyên liệu thô như trấu, mía và bã dầu cọ. Con số này được trích từ báo cáo về sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững ở Đông Nam Á, do mạng lưới hợp tác các tổ chức toàn cầu Bàn tròn về vật liệu sinh học bền vững (RSB) ủy quyền vào giữa năm 2023.

Báo cáo cho thấy trấu và rơm là những vật liệu hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á để sản xuất nhiên liệu sinh học hàng không bởi tính sẵn có cao, chiếm 37% thị phần vật liệu thô có sẵn trên khắp các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chúng có rủi ro thấp về môi trường và xã hội, chẳng hạn như nạn phá rừng và gây căng thẳng cho nguồn nước. Bên cạnh đó, cũng cũng ít có khả năng vi phạm quyền con người và quyền lao động.

Các vật liệu hàng đầu khác bao gồm chất thải rắn đô thị, bã mía và bột sắn. Theo nghiên cứu của RSB, nguyên liệu thô tại Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines chiếm khoảng 90 % năng lực sản xuất của Đông Nam Á.

Boeing trong một tuyên bố vào ngày 3/9 nhấn mạnh rằng việc sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững mang lại tiềm năng lớn để giảm lượng khí thải carbon của ngành hàng không trong 30 năm tới. Boeing cho biết tính đến năm 2023, nhiên liệu hàng không xanh chưa pha trộn - hoàn toàn không chứa nhiên liệu hóa thạch - chỉ chiếm 0,2% nhiên liệu thương mại được sử dụng trên toàn cầu.

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế đặt mục tiêu cho ngành hàng không phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và giảm 5% lượng khí thải carbon vào năm 2030 thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn.

Đến quý đầu tiên của năm 2025, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cũng sẽ thiết lập đăng ký nhiên liệu hàng không bền vững để tạo điều kiện cho các hãng hàng không báo cáo chính xác mức giảm phát thải.

Để thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hành không xanh trong tương lai, báo cáo khuyến nghị các chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững. Điều này bao gồm hợp tác với các tổ chức trong khu vực, trợ cấp cho các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học hàng không...

Báo cáo cũng gợi ý rằng các công ty và nhà nghiên cứu trong ngành tập trung nhiều hơn vào việc phát triển nhiên liệu hàng không bền vững bằng cách sử dụng nguyên liệu có tính khả dụng cao và rủi ro về tính bền vững thấp hơn. Bao gồm trấu và bã mía thay vì dầu cọ và ngô.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Straits Times)
'Những cơn gió ngược và xuôi' trong cuộc đua hướng tới nền kinh tế xanh
'Những cơn gió ngược và xuôi' trong cuộc đua hướng tới nền kinh tế xanh

Các sáng kiến xanh đang thúc đẩy nhu cầu và đầu tư vào các giải pháp thay thế sạch, nhưng sự bất ổn địa chính trị và chi phí cao là những thách thức cần vượt qua để đạt mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2030.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN