Thổ Nhĩ Kỳ - chiến trường xuất khẩu vũ khí châu Á

Các nền kinh tế ngày càng phát triển, những căng thẳng ngày càng tăng, sự chuyển dịch ngày càng mạnh từ Tây sang Đông và theo xu hướng địa chính trị đa cực cùng với sự “tái xuất” của Nhật Bản như là một cường quốc quân sự trong khu vực đang góp phần chuyển dịch châu Á thành một khu vực cung cấp vũ khí lớn của thế giới, được minh chứng bởi sự quan tâm gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ đối với công nghệ xe tăng Nhật Bản.

Thật bất ngờ, Nhật Bản, một đảo quốc hòa bình lại có thể sản xuất được xe tăng vào loại tốt nhất trên thế giới.

Xe tăng quân đội Nhật Bản.


Thực tế là dự án chế tạo xe tăng trên (xe tăng chiến đấu kiểu 10) của Tokyo, được công bố năm 2008 có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc xâm lược tiềm tàng bởi vì nước này vẫn hoạt động theo hiệp ước hòa bình và bất kỳ hoạt động nào liên quan đến lĩnh vực quân sự cũng chủ yếu là phục vụ mục đích quốc phòng.

Được biết chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 5 đã đề nghị Nhật Bản hỗ trợ phát triển động cơ dùng cho mẫu xe tăng mới. Sau khi cân nhắc ý tưởng này, Tokyo đã đề xuất Ankara làm đối tác với tập đoàn chế tạo máy hạng nặng lớn của Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries. Đây là doanh nghiệp đầu đàn trong tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nhật Bản, có kinh nghiệm về thiết kế và chế tạo nhiều hạng mục vũ khí như xe tăng, tên lửa và máy bay chiến đấu.

Tại Nhật Bản tồn tại cái gọi là 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí mà trước đó trên thực tế cấm xuất khẩu ra nước ngoài kỹ thuật, thiết bị và công nghệ  quân sự. Một số miễn trừ chỉ dành riêng cho Mỹ. Tuy nhiên vào năm 2011, chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng đáng kể các hạn chế trên.

Nay trên nguyên tắc Tokyo được phép hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quân sự với các nước khác, với điều kiện những công nghệ phát triển phải được Nhật Bản cấp phép mới được chuyển giao cho nước thứ ba. Cụ thể hồi tháng 7 vừa qua Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác với Anh trong lĩnh vực thiết bị phòng thủ. Tuy nhiên vẫn chưa có các dự án cụ thể với London trong lĩnh vực này.

Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đã đi đầu trong việc bán thiết bị quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2001 với hợp đồng trị giá 1 tỷ USD cung cấp pháo phóng lựu tự hành T-155 (chạy bằng động cơ diesel MTU của Đức và được sử dụng trong các hoạt động chống lại các chiến binh người Kurd trong nước và hoạt động dọc theo biên giới Syria hiện nay). Điều này chắc chắn ít nhiều cũng gây ra sự “ghen tị” đối với chính phủ cũng như các nhà thầu quốc phòng của Nhật Bản.

Ngoài ra, biểu hiện gần đây nhất trong việc muốn đa dạng hóa nguồn cung quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đó là hợp đồng gây tranh cãi giữa nước này với Trung Quốc nhằm mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa đất đối không FD-2000 của Bắc Kinh, thay vì hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của công ty Raytheon & Lockheed Martin, Mỹ; hệ thống S-300 của công ty Rosoboronexport, Nga hay SAMP/T Aster 30 của Pháp và Italy.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ luôn nhấn mạnh vào việc chuyển giao công nghệ khi xem xét các hợp đồng quân sự, trong khi các công ty Mỹ đã không đáp ứng nhu cầu này. "Các công ty Mỹ có truyền thống rất hạn chế trong việc chuyển giao công nghệ để đáp ứng so với nhu cầu rất lớn của Ankara”, ông Aaron Stein, chuyên gia tại Trung tâm Kinh tế và Chính sách đối ngoại có trụ sở tại Istanbul nói. Đây cũng là lý do để Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi các cuộc đàm phán về hợp tác quốc phòng với Nhật Bản và Trung Quốc.

Một nhà bình luận của tờ Hoàn cầu Thời báo cho rằng Mỹ nên “bật đèn xanh” để Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác về công nghệ xe tăng nói trên như một cách làm quen với việc hợp tác trong khối NATO với các đối tác khác ngoài khối, và từ đó chấp nhận sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trên thị trường vũ khí thế giới.

Thực tế là, chi tiêu quốc phòng của các nước châu Á ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng GDP. Ngành công nghiệp vũ khí của các nước này cũng đóng vai trò quan trọng trong cán cân xuất nhập khẩu và tăng cường an ninh quốc gia.Vì vậy, các nhà thầu quốc phòng thế giới cũng học cách sống chung với sự cạnh tranh về giá cả cũng như những công nghệ hiện đại của châu Á.


CT
(Theo Asiatimes)

APEC 2014 định hình tương lai qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương
APEC 2014 định hình tương lai qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương

Trung Quốc – nước chủ nhà Hội nghị cấp cao APEC 2014, đã đề xuất chủ đề “Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương” cho hoạt động của APEC trong năm tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN