Nga phát hiện vụ nổ ánh sáng bí ẩn trên tầng đối lưu

Vệ tinh Lomonosov của Nga vừa phát hiện những vụ nổ ánh sáng bí ẩn chưa thể lý giải xảy ra cách bề mặt Trái đất vài km. 

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa - Getty 

Các nhà khoa học Nga cho biết vệ tinh Lomonosov được thiết kế để giám sát các tia vũ trụ năng lượng cao trên tầng đối lưu. Mặc dù từng phát hiện không ít hiện tượng thời tiết vũ trụ bất thường nhưng đội ngũ vận hành Lomonosov khẳng định thứ họ tìm thấy có thể hoàn toàn mới lạ so với trước đây. 

 “Với sự trợ giúp của kính viễn vọng, chúng tôi đã thu được những kết quả thậm chí còn quan trọng hơn mong đợi”, ông Mikhail Panasyuk, Giám đốc Viện nghiên cứu Vật lý hạt nhân tại Đại học Moskva trả lời hãng Sputnik, “Nhiều khả năng chúng tôi đã bắt gặp một hiện tượng vật lý mới. Chúng ta vẫn chưa nắm được bản chất vật lý của nó”. 

Cụ thể, trong hành trình bay ở độ cao vài km so với bề mặt Trái đất, Lomonosov đã ghi nhận một số vụ nổ ánh sáng rất mạnh. Tuy nhiên, phía bên dưới nó hoàn toàn sáng rõ, không bão, không mây. 

Những năm gần đây, các vệ tinh và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đều ghi lại được hình ảnh các vụ nổ phóng điện bất thường. Một số là các tia lửa phát sáng, màu đỏ hoặc màu xanh. Những vụ nổ điện này thường gắn liền với những đám mây bão nên lần phát hiện mới nhất này càng gây tranh cãi. 

Vệ tinh mang tên nhà khoa học Mikhail Lomonosov được phóng lên vũ trụ năm 2016. Năm ngoái, vệ tinh đã gặp sự cố lỗi hệ thống truyền dữ liệu, mất hoàn toàn liên lạc với Trái đất và phải 10 tháng sau đó mới khắc phục được.

Xuân Chi/Báo Tin tức
Phát hiện bằng chứng lâu đời nhất về sự di chuyển của sinh vật trên Trái Đất
Phát hiện bằng chứng lâu đời nhất về sự di chuyển của sinh vật trên Trái Đất

Những kết quả nghiên cứu vận dụng đồng hồ phân tử công bố trước đây cho rằng sự di chuyển của các sinh vật trên Trái Đất được ghi nhận từ cách đây 570 triệu năm. Tuy nhiên, dấu mốc này là chưa chính xác.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN