Nga đưa tên lửa Iskander 'khủng' vào trực chiến

Theo báo "Izvestia" (Nga) ngày 8/5, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra thời điểm để tiếp nhận các hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M (do Tập đoàn Khoa học-Sản xuất KBM ở Kolomna, ngoại ô Moscow phát triển và chế tạo), trang bị các hệ thống chiến tranh điện tử.


Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa Iskander-M sẽ được đưa vào trực chiến trong mùa hè năm nay. Các hệ thống điện tử mới cho phép tên lửa Iskander có thể "tàng hình" xuyên qua các hệ thống đánh chặn tên lửa, như Patriot và Aegis của Mỹ, Arrow của Israel.

Izvestia dẫn lời một nguồn tin cấp cao trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Đã quyết định đưa tên lửa Iskander vào phiên chế các khẩu đội tên lửa ở quân khu tây và nam".


Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M của Nga. Ảnh: Internet.


Chưa thể cho biết về số lượng và tính năng của các tên lửa này, song Bộ Quốc phòng không có kế hoạch thay thế hoàn toàn các tên lửa Iskander. Theo Izvestia, hệ thống chiến tranh điện tử có khả năng giúp tên lửa Iskander tàng hình trong giai đoạn cuối của quĩ đạo bay, vì chúng gây ra cả nhiễu chủ động lẫn thụ động cho rađa quan sát và ngắm bắn của tên lửa đánh chặn thông qua tiếng ồn và hàng loạt các mục tiêu giả.

Một chuyên gia quân sự độc lập chuyên nghiên cứu về xung đột vũ trang thời hiện đại, ông Vyacheslav Tseluykov cho rằng tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander-M trang bị thiết bị điện tử xuyên thủng hệ thống tên lửa đánh chặn là câu trả lời thích hợp cho khả năng Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Theo ông Tseluykov, bản thân các rađa và tên lửa đánh chặn triển khai ở châu Âu cũng dễ bị máy bay và tên lửa chiến thuật tiêu diệt, bởi vậy Mỹ cũng sẽ phải bảo vệ hệ thống phòng thủ tên lửa dựa trên các tổ hợp Patriot của mình. Để có thể tiêu diệt mục tiêu, tên lửa Iskander cần được trang bị các hệ thống chiến tranh điện tử.     


Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander được phát triển vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 để thay thế hệ thống "Tochka" và "Tochka-U", và được đưa vào phiên chế của quân đội Nga năm 2006. Theo báo Anh Millitary Ballance, hiện quân đội Nga sở hữu gần 200 hệ thống phóng tên lửa "Tochka-U" và "Iskander". Các hệ thống này có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu ở khoảng cách 400 km.



Duy Trinh(Phóng viên TTXVN tại Moscow)

Tên lửa đạn đạo Triều Tiên vẫn trên bệ phóng
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên vẫn trên bệ phóng

Báo "Chosun Ilbo" số ra ngày 8/5 khẳng định một số tên lửa đạn đạo loại Scud và Rodong đặt trên các bệ phóng di động vẫn được tiếp tục triển khai trên bờ biển phía đông của CHDCND Triều Tiên, mặc dù hai tên lửa Musudan tầm xa hơn đã được đưa ra khỏi khu vực này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN