Không cần lấy mẫu dịch, thiết bị AI chẩn đoán COVID-19 trong 10 phút

Thiết bị xét nghiệm COVID-19 mới, vừa có độ chính xác cao vừa không cần lấy mẫu dịch hầu họng đau đớn, hứa hẹn trở thành tuyến phòng thủ đắc lực tại các bệnh viện.  

Chú thích ảnh
CURIAL-Rapide sử dụng trí tuệ nhân tạo và mẫu xét nghiệm máu để chẩn đoán COVID-19. Ảnh minh hoạ: Getty Images

Tờ Daily Mail đưa tin nhóm chuyên gia tại Đại học Oxford (Anh) tuyên bố đã phát triển một thiết bị xét nghiệm dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng phát hiện virus SARS-CoV-2 và cho kết quả trong vòng 10 phút mà không cần lấy mẫu dịch mũi hay họng. Người bệnh chỉ cần sử dụng luôn mẫu máu trong thủ tục xét nghiệm bắt buộc khi nhập viện. 

Nghiên cứu về phương pháp xét nghiệm mang tên CURIAL-Rapide này trên 72.000 bệnh nhân COVID-19 ở Anh đã cho kết quả chính xác đến 99,7%. 

Nhóm chuyên gia khẳng định CURIAL-Rapide chính xác gấp 5 lần so với bộ dụng cụ xét nghiệm dòng chảy vốn là biện pháp xét nghiệm nhanh phổ biến nhất hiện nay. Xét nghiệm AI sử dụng các kết quả xét nghiệm máu thông thường cùng những chỉ số quan trọng như nhịp tim và huyết áp để tìm ra dấu hiệu nhiễm virus. 

Được thực hiện ngay tại giường của người bệnh, phương pháp xét nghiệm mới này có thể đưa ra chẩn đoán chỉ sau 10 phút, trong khi phương pháp dòng chảy cần 30 phút. Tại các khoa cấp cứu, CURIAL-Rapide cho kết quả sau 45 phút tính từ thời điểm lấy mẫu và xử lý.

Nhiều bệnh viện lớn có sẵn phòng thí nghiệm để xử lý tại chỗ các xét nghiệm PCR, song CURIAL-Rapide có thể giúp các bệnh viện nhỏ tự xử lý mẫu xét nghiệm mà không cần gửi đến nơi khác. 
Nhà nghiên cứu hàng đầu kiêm chuyên gia học máy Andrew Soltan tại Oxford cho hay rất nhiều người đến bệnh khoa cấp cứu thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất. 

“CURIAL-Rapide rất thú vị ở chỗ nó sử dụng phương pháp xét nghiệm mới để thu thập tất cả dữ liệu cần thiết và chẩn đoán ngay bên cạnh giường bệnh trong 10 phút, cắt giảm thời gian vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm”, ông Soltan giải thích. Theo ông, việc bệnh nhân được xét nghiệm nhanh chóng sẽ hỗ trợ bệnh viện rút ngắn thời gian xác định khu vực điều trị phù hợp để giảm thiểu lây nhiễm chéo. 

Thiết bị này đã được thử nghiệm tại 5 bệnh viện ở Oxford, Birmingham, Portsmouth và Bedfordshire từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021. Nhóm nghiên cứu Oxford đang trong quá trình xin tài trợ từ Bộ Y tế để triển khai trên toàn quốc.

Xuân Chi/Báo Tin tức
Cảm động người bố đơn thân bại liệt vừa lái taxi vừa trông con
Cảm động người bố đơn thân bại liệt vừa lái taxi vừa trông con

Hàng ngày, anh Wang - một người bố đơn thân làm nghề lái taxi ở Thâm Quyến (Trung Quốc) - đều mang theo cô con gái 4 tuổi đi khắp nẻo đường kiếm sống. Câu chuyện của người đàn ông "gà trống nuôi con" mắc bệnh bại liệt từ nhỏ đã khiến nhiều người rớt nước mắt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN