Hành tinh số 9 có thể hủy diệt Trái Đất

Những cuộc đại tuyệt chủng của Trái Đất hàng triệu năm về trước có thể liên quan tới Hành tinh số 9. Thậm chí, một số nhà khoa học tin rằng ngày tận thế có thể xảy ra trong tháng 4 này!

Ảnh minh họa.

Theo nghiên cứu được công bố trên nguyệt san của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia hồi tháng 1, nhà khoa học thiên văn Daniel Whitmire đã về hưu và hiện là giảng viên toán của Đại học Arkansas (Mỹ) cho rằng hành tinh thứ 9 hay hành tinh X - ẩn mình trong hệ mặt trời – là “thủ phạm” gây ra mưa sao băng giết chết mọi sự sống trên Trái Đất.

Nhà thiên văn học này cho rằng hành tinh số 9 có quỹ đạo 20.000 năm xung quanh Mặt Trời và, ở vị trí gần Trái Đất nhất, nó đẩy các hành tinh nhỏ và sao chổi về phía Trái Đất.

Dù các nhà khoa học đã tìm kiếm Hành tinh X trong 100 năm, khả năng tồn tại của nó trở nên rõ ràng hơn sau khi gần đây các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ, phỏng đoán sự tồn tại của nó dựa trên những sự bất thường trong quỹ đạo ở Vành đại Kuiper. Vành đai Kuiper là khu vực có hình đĩa, bao gồm các sao chổi và các thiên thể lớn hơn ngoài Hải Vương tinh. Nếu các nhà nghiên cứu của Viện Caltech suy đoán đúng, Hành tinh X lớn hơn khối lượng Trái Đất gấp 10 lần và có thể ở xa Mặt Trời hơn 1.000 lần so với Trái Đất của chúng ta.

Ngày 20/1 vừa qua, hai nhà nghiên cứu Mike Brown và Konstanin Batygin đến từ Viện Caltech công bố nghiên cứu cho thấy những bằng chứng về hành tinh X - ứng cử viên cho hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời. Hai nhà khoa học này nhận định hành tinh X nằm trong vùng vành đai Kuiper, khu vực xa xôi thuộc hệ Mặt Trời bao gồm các thiên thể có thành phần chủ yếu là băng và những hành tinh lùn nằm ở ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương.


Năm 1985, khi còn là các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Louisiana, Lafayette, Giáo sư Whitmire và đồng sự John Matese lần đầu công bố nghiên cứu về mối liên quan giữa Hành tinh X và những cuộc đại tuyệt chủng trên Tạp chí khoa học Nature. Nghiên cứu này cũng được đăng trên Tạp chí Time với tiêu đề “Có phải sao chổi đã hủy diệt loài khủng long? Học thuyết mới về các cuộc đại tuyệt chủng”. Lúc đó, có 3 lời giải thích về những cơn mưa sao băng: Hành tinh X, một ngôi sao giống Mặt Trời, và dao động theo chiều dọc của Mặt Trời khi xoay quanh dải thiên hà. Hai giải thích sau đó bị loại bỏ vì không phù hợp với dữ liệu sinh vật học. Chỉ có hành tinh X là giả thuyết hợp lý nhất và thu hút sự chú ý.

Theo học thuyết của Whitemire và Matese, khi Hành tinh X xoay xung quanh Mặt Trời, quỹ đạo nghiêng xoay chậm và hành tinh X đi qua vành đai Kuiper theo chu kỳ 27 triệu năm, đẩy các sao chổi vào vành bên trong hệ Mặt Trời. Những sao chổi này không chỉ va đập mạnh vào Trái Đất mà còn tan rã khi đến gần mặt trời, giảm lượng ánh sáng của Mặt Trời tới Trái Đất.

Trần Minh (Theo nypost, phys.org)
Hành tinh thứ chín có tồn tại hay không?
Hành tinh thứ chín có tồn tại hay không?

Một tạp chí Mỹ đã đưa tin quỹ đạo của hành tinh thứ 9 – hành tinh ở cách Mặt Trời xa nhất, cách xa Trái đất 20 lần so với quỹ đạo sao Hải Vương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN