Phát hiện này đánh dấu lần đầu tiên các hạt silica (SiO2) được phát hiện trong bầu khí quyển ngoại hành tinh.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng trên Tạp chí Vật lý Thiên văn. Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Bristol ở Anh, ông David Grant chia sẻ: “Từ các quan sát của Hubble, chúng tôi đã biết rằng phải có các sol khí (những hạt nhỏ tạo nên mây hoặc sương mù) trong bầu khí quyển của hành tinh WASP-17 b, nhưng chúng tôi không nghĩ chúng được làm từ thạch anh”.
SiO2 chiếm phần lớn Trái Đất, Mặt Trăng và các vật thể đá khác trong hệ Mặt Trời và cực kỳ phổ biến trên khắp thiên hà. Tuy nhiên, theo NASA, các hạt SiO2 được phát hiện trước đây trong khí quyển của các ngoại hành tinh và sao lùn nâu dường như được tạo thành từ các SiO2 giàu magie như olivin và pyroxene, chứ không phải chỉ có thạch anh – vốn là SiO2 nguyên chất.
NASA cho biết kết quả của nghiên cứu trên đã tạo ra một bước ngoặt mới trong hiểu biết của chúng ta về cách các đám mây ngoại hành tinh hình thành và phát triển.
Đồng tác giả của nghiên cứu, chuyên gia của Đại học Bristol, ông Hannah Wakeford cho biết: “Những gì chúng tôi đang thấy có vẻ là các khối SiO2 magie, tức là những hạt ‘hạt giống’ nhỏ bé cần thiết để tạo thành các hạt SiO2 lớn hơn mà chúng ta phát hiện ở các ngoại hành tinh lạnh hơn và các sao lùn nâu.