11 địa điểm gây tranh cãi nhất trên Google Map

Khả năng tìm kiếm vô đối của Googe đã mang đến sức mạnh ảnh hưởng khổng lồ, có thể thấy rõ qua những sự kiện như hồi đầu tháng này, Google đã ghi tên “Palestine” lên trang chủ thay vì “Vùng lãnh thổ Palestine”.

Trong khi Google nỗ lực cao nhất để tránh các tranh cãi, chẳng hạn như tránh hiển thị những tuyên bố lãnh thổ trên cao nguyên Golan, thì đôi khi họ vẫn mắc lỗi, thậm chí có khi suýt dẫn đến chiến tranh. Hãy xem những nơi tranh cãi nhất trên Google Map (Google Bản đồ).


Hình ảnh từ Google Earth từng gây biểu tình tại Bahrain năm 2006 và 2011. Cộng đồng người Shiite chiếm 95% dân số nhưng không nắm quyền lực vô cùng bất mãn khi nhờ Google Maps và Google Earth, họ phát hiện khu vực chật chội kinh khủng mà họ sinh sống (khung đỏ) nằm kế bên là một vùng đất thoáng đãng của các gia đình cầm quyền ở Bahrain (khung xanh).



Google bị cáo buộc “xóa” Gruzia khỏi bản đồ của mình hồi năm 2008. Khi đó, nếu tìm kiếm nước này trên Google Map, người ta chỉ thấy một khoảng lớn màu trắng. Có tin cho rằng, Google đã xóa thông tin để giữ quan điểm “trung lập” trong cuộc chiến Nga – Gruzia.



Thành phố Kiryat Yam của Israel được gắn tên một ngôi làng Arập (Palestine).



Google tìm cách làm hài lòng cả Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2009, tên của khu vực tranh chấp Arunachal Pradesh xuất hiện trên Google Map bên phía Ấn Độ, nhưng sau đó được phát hiện cũng xuất hiện bên lãnh thổ Trung Quốc.



Google Map đã suýt đưa Nicaragua và Costa Rica đến chiến tranh hồi năm 2010. Một tư lệnh Nicaragua cho biết, ông ta đã mở cuộc đột kích vào lãnh thổ Costa Rica sau khi quan sát đường biên giới trên Google Map. Đường biên giới này hóa ra đã bị trệch 2,7 km.



Năm 2010, Campuchia chỉ trích bản đồ của Google mô tả biên giới với Thái Lan là “sai lệch hoàn toàn”. Vụ việc liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với ngôi đền Preah Vihear từ thế kỷ 11.



Google Map ban đầu tuyên bố đảo tranh chấp ngoài khơi Bắc Phi, Perejil thuộc Marốc, sau đó đã “chuyển cho” Tây Ban Nha.



Quan chức thị trấn Emden của Đức buộc phải lên tiếng sau khi Google “trao” cảng biển của họ cho Hà Lan vào năm 2011.



CHDCND Triều Tiên cuối cùng đã xuất hiện trên Google Map trong năm nay. Trước đó, vùng lãnh thổ nước này thì là một khoảng trắng.



Google buộc phải loại bỏ các khu ổ chuột khỏi Rio de Janeiro, Brazil trong năm 2013. Lý do là thành phố không hài lòng chút nào nếu khách du lịch lên kế hoạch tới Rio trong dịp Thế vận hội và World Cup lại nhìn thấy những cảnh tượng không đẹp đó trước khi họ tận mắt chứng kiến những điểm du lịch hấp dẫn.




Thu Hằng
Google cũng 'mù tịt' với 500 triệu lệnh tìm kiếm/ngày
Google cũng 'mù tịt' với 500 triệu lệnh tìm kiếm/ngày

Người ta thường nói vui “cái gì không biết thì tra Google” nhưng sự thật là mỗi ngày có gần 500 triệu thứ mới tinh được người dùng tra cứu mà Google chưa từng biết đến!

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN