Lấy cảm hứng từ chuyển động nhanh nhẹn và khéo léo của vòi voi và xúc tu bạch tuộc, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một cánh tay robot có thể đáp ứng những nhiệm vụ đa dạng cần sự linh hoạt và mềm mại với chi phí sản xuất thấp.
Giải Nobel Hóa học 2024 đã được trao cho 3 nhà khoa học vì những đột phá trong việc giải mã những bí ẩn lâu đời của protein, vốn được xem là "những viên gạch xây dựng nên sự sống".
Hơn 30 quốc gia đang cùng nhau phát triển lò phản ứng thử nghiệm tổng hợp hạt nhân, giống như cách Mặt Trời và các vì sao phát ra ánh sáng.
“Tự động hóa ngay từ cửa ngõ vào nhà” có lẽ là diễn tả cô đọng nhất cho chuyển đổi số ở Singapore. Tại sân bay Changi của quốc gia Đông Nam Á này, chỉ cần đưa hộ chiếu và vé máy bay qua máy quét, sau đó nhận dạng bằng công nghệ sinh trắc học, hành khách có thể nhập cảnh trong chưa đầy một phút.
Việt Nam cùng các đối tác quốc tế đã tham gia vào nghiên cứu và phát triển một loại vật liệu mới cho thiết bị điện tử hiện đại. Vật liệu này có tính năng nhạy với các tác động bên ngoài, hứa hẹn ứng dụng trong các cảm biến từ trường và tụ điện công suất lớn.
Vào chiều ngày 9/10/2024 (giờ Việt Nam), TS. Demis Hassabis (Anh) và TS. John Jumper (Hoa Kỳ) – đồng Chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới 2022 – đã được trao giải thưởng Nobel Hóa học năm 2024 vì tạo nên mô hình AI dự đoán cấu trúc protein.
Trung Quốc, Na Uy và Australia đang triển khai nhiều sáng kiến không phát thải khác nhau, chẳng hạn như phà nối Argentina và Uruguay và tàu chở hàng có thể vận chuyển 10.000 tấn.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Ngày 9/10, công ty công nghệ OpenAI thông báo sẽ mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu với việc thiết lập 4 văn phòng mới.
Ngày 9/10, tại Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng phối hợp với Đại học Côte d'Azur (Cộng hòa Pháp), Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Công nghệ quốc tế DNIIT - Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội nghị quốc tế IEEE về đo lường và ứng dụng anten (IEEE CAMA).
Trung Quốc vừa giới thiệu tàu "CINOVA H2" thông minh sử dụng năng lượng hydro đầu tiên của nước này, đánh dấu bước phát triển của ngành giao thông trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và góp phần bảo vệ môi trường.
Nhà khoa học người Mỹ John Hopfield và nhà khoa học mang hai quốc tịch Anh - Canada Geoffrey Hinton đã cùng bày tỏ quan ngại về những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), sau khi đoạt giải Nobel Vật lý 2024 vì những đóng góp tiên phong trong lĩnh vực này.
Tốc độ gia tăng sức mạnh mà các cơn bão gần đây đang trở nên đáng báo động đối với các chuyên gia khí hậu, quan chức và người dân. Hơn một triệu người đã được yêu cầu sơ tán khi bang Florida (Mỹ) chuẩn bị cho sự đổ bộ của siêu bão Milton vào tuần này tại bờ biển phía Tây của tiểu bang.
Ngày 8/10, giải Nobel Vật lý 2024 đã được trao cho hai nhà khoa học tiên phong, những người đã đặt nền móng cho công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi thế giới ngày nay.
Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Vietnam Innovation Summit 2024) là cơ hội để các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu và tổ chức tại châu Á, Úc và châu Âu gặp mặt trao đổi những xu hướng, những đột phá mới và tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và sáng tạo.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, từ ngân hàng và tài chính đến phim ảnh và báo chí. Nhưng liệu AI có thể thay đổi cả khoa học và thậm chí là giành giải Nobel? Đây là câu hỏi đang được nhiều nhà khoa học đặt ra và không ít người đã lao vào cuộc đua nhằm phát triển một "đồng nghiệp AI" đủ khả năng đứng trên sân khấu nhận giải.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 7/10 thông báo hoãn triển khai nhiệm vụ Europa Clipper để đề phòng ảnh hưởng của bão Milton.
Ngày 7/10, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phóng thành công tàu Hera mang theo sứ mệnh nghiên cứu cách thức bảo vệ Trái Đất trước những mối đe dọa va chạm từ các tiểu hành tinh và thiên thạch.
Mặc dù tiềm năng kinh tế là rõ ràng, khai thác Mặt Trăng cũng đối mặt với thách thức công nghệ, chi phí khổng lồ, và các vấn đề pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của các công nghệ và tinh thần hợp tác quốc tế có thể biến ý tưởng này thành hiện thực.
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho các quốc đảo trên thế giới, với các tác động đáng lo ngại như mực nước biển dâng cao, xói mòn bờ biển, bão mạnh hơn, khan hiếm nước ngọt, và sự suy giảm đa dạng sinh học.
Hiện nay, hydrogen đang được xem là giải pháp năng lượng sạch, bền vững. Tuy vậy, việc lưu trữ hydrogen an toàn vẫn là thách thức lớn do tính dễ nổ của nó.