4 nhóm địa phương thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 17/10 hằng năm được chọn là Ngày Vì người nghèo Việt Nam. Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng để quan tâm chăm lo, giúp đỡ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động với lời kêu gọi "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít".

Có 4 nhóm địa phương thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025. Cụ thể, nhóm 1 gồm 16 địa phương tự cân đối ngân sách nhà nước, có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển, nguồn thu ngân sách lớn trên 16.000 tỷ đồng/địa phương; nhóm 2 gồm 16 địa phương điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ở mức khá, nguồn thu ngân sách từ 7.500 đến 16.000 tỷ đồng/địa phương; nhóm 3 có 9 địa phương điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ở mức trung bình, thu ngân sách dưới 7.500 tỷ đồng/địa phương, tự cân đối ngân sách nhưng có nhiều huyện nghèo, có xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo...; nhóm 4 có 22 địa phương điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ở mức thấp (ngân sách trung ương phải hỗ trợ trên 1 lần so với tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn), có huyện nghèo, có xã đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ nghèo đa chiều cao, nhu cầu kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát trên 300 tỷ đồng...

Chú thích ảnh
TTXVN/Báo Tin tức
Quảng Ngãi nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát
Quảng Ngãi nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ngãi là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Thời gian qua, huy động từ nhiều nguồn lực, tỉnh đã hỗ trợ sữa chữa, xây mới hàng nghìn ngôi nhà ở giúp hộ nghèo, cận nghèo thực sự “an cư”, vươn lên, ổn định cuộc sống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN