Nhìn lại lịch sử thay đổi biên giới Mỹ-Mexico trong suốt 100 năm

Tại một quốc gia có lượng người nhập cư lớn nhất thế giới như Mỹ, chính quyền Washington trong suốt 100 năm đã tìm nhiều cách thắt chặt tình hình an ninh biên giới với nước láng giềng Mexcio.

Với quy định cách ly con cái với bố mẹ nhập cư trái phép, chính sách nhập cư “không nhân nhượng” của chính quyền Tổng thống Donald Trump gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong thời gian vừa qua.

Theo con số của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS), từ 5/5 tới 9/6, lực lượng hành pháp biên giới đã cách ly hơn 2.300 trẻ em khỏi cha mẹ. Theo quy định của chính sách “không nhân nhượng” ban đầu được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Jeff Sessions thông báo, toàn bộ người trưởng thành xâm nhập trái phép qua biên giới sẽ bị truy tố hình sự. Do trẻ em không thể theo cha mẹ vào nhà giam liên bang, nên các em bị bắt giữ cùng cha mẹ sẽ bị cách ly và tạm giữ riêng.

Rạng sáng 21/6 (giờ Việt Nam), Tổng thống Trump buộc phải ký sắc lệnh hủy bỏ quy định cách ly trẻ em trong các gia đình nhập cư bất hợp pháp để làm dịu cơn giận dữ của dư luận.

Mục tiêu thiết lập một ranh giới xác thực chắc chắn ngăn chia Mỹ và Mexico không còn là điều mới mẻ. Tại một quốc gia có lượng người nhập cư lớn nhất thế giới như Mỹ, chính quyền Washington trong suốt 100 năm nay đã tìm nhiều cách thắt chặt tình hình an ninh dọc biên giới đất nước.

Mặc dù đường biên giới được chính thức hình thành từ năm 1824, song phải đến năm 1924, Mỹ mới triển khai lực lượng Tuần tra Biên giới. Trạm quan sát sau đó mới được xây dựng, theo sau là công trình dài hàng trăm kilomet hàng rào với dây thép gai.

Dưới đây là chùm ảnh cho thấy sự biến đổi an ninh tại biên giới Mỹ-Mexico trong suốt 100 năm:

Mỹ chính thức thành lập lực lượng tuần tra biên giới trong năm 1924 với mục đích đảm bảo an ninh khu vực. Lực lượng biên phòng khám xét người Mexico muốn vào Mỹ. Ảnh: Getty

Đồn biên giới Mexico bị bao vây quanh bởi các hàng rào cao. Dòng xe ô tô đứng xếp hàng chờ lượt vào California. Ảnh: Getty

Người dân sang từ Mexico bị yêu cầu kiểm tra túi xách, vali tại biên giới. Ảnh: Library of Congress

Người dân được cấp quyền vào Mỹ hợp pháp phải đi qua cửa quay. Trong thời kỳ Đại Khủng hoảng, người nhập cư gốc Mexico đối mặt với nguy cơ bị trục xuất trong bối cảnh thái độ thù địch của người Mỹ đối với các công nhân nhập cư ngày một tăng. Ảnh: Library of Congress

Trong bức ảnh chụp năm 1948, hai lính biên phòng Mỹ bắt gặp một nhóm người nhập cư không giấy tờ vượt sông vào Mỹ. Ảnh: Getty

Năm 1965 Quốc hội thông qua Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch, loại bỏ hệ thống hạn ngạch dựa trên quốc tịch. Thay vào đó, luật giành ưu tiên cho những người nhập cư đã có gia đình tại Mỹ. Đạo luật này còn nhằm bảo vệ người tị nạn đến từ một số khu vực đang xảy ra bạo lực và xung đột. Ảnh: Getty

Tháng 9/1969, chính quyền của cựu Tổng thống Nixon triển khai chiến dịch “Operation Intercept” – một biện pháp đối phó trước thực trạng buôn lậu ma túy tràn lan. Thậm chí chiến dịch này còn khiến biên giới Mỹ-Mexico suýt đóng cửa. Tuy nhiên, do không nhận được sự đồng tình từ người dân, nên sáng kiến này đã bị hủy bỏ sau 20 ngày thực hiện. Ảnh: Getty

Năm 1994, Kế hoạch chiến lược tuần tra biên giới quốc gia lần đầu tiên được thành lập. Năm 1999, Lực lượng Tuần tra Biên giới Mỹ đã thu giữ lượng lớn kỷ lục ma túy và tiền mặt, gồm 5.102 kg cocain, 76.203 kg cần sa và 13,2 triệu tiền mặt. Ảnh: Getty

Chính phủ Mỹ bắt đầy xây dựng tường thép cao hơn 3m từ đầu những năm 1990. Ảnh; Getty

Cảnh sát phát hiện đường hầm buôn lậu ma túy và đưa người dài hơn 700m được trang bị đèn điện, quạt thông gió… dưới biên giới Mexico-Mỹ. Ảnh: Getty

Với Đạo luật Hàng rào An ninh 2006, Mỹ bắt đầu xây thêm hàng rào thép, dài hơn 1.000 km với chi phí xấp xỉ 6 tỷ USD. Ảnh: Getty

Chính quyền bang Texas triển khai dự án thành lập các trung tâm chăm sóc y tế tạm thời dọc biên giới với Mexico. Chỉ trong hai tuần đầu tiên hoạt động, các trạm y tế này đã tiếp nhận và chữa trị cho hơn 10.000 người bất kể mang quốc tịch gì. Ảnh: Getty


Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Hành động kỳ lạ của Tổng thống Trump sau bài phát biểu nhập cư
Hành động kỳ lạ của Tổng thống Trump sau bài phát biểu nhập cư

Kết thúc bài phát biểu về chính sách chia cắt gia đình nhập cư “không dung thứ” hôm 20/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một hành động hết sức kỳ lạ: ôm quốc kỳ trọn trong vòng tay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN