Hãng tin Bloomberg dẫn lời một quan chức Israel cho biết hiện tại, quân đội nước này đang sử dụng hệ thống AI được khuyến nghị có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ để chọn mục tiêu tiến hành các cuộc không kích.
Các cuộc không kích cũng có thể được tổ chức bằng cách sử dụng hệ thống AI Fire Factory để "tính toán đạn dược, trình tự ưu tiên, chỉ định tiến hành không kích và sắp xếp lịch trình các cuộc tấn công".
Theo hãng tin Bloomberg, mặc dù cả hai hệ thống AI đều nằm dưới sự kiểm soát của các nhà khai thác, chịu trách nhiệm xác minh, phê duyệt các mục tiêu và kế hoạch tấn công riêng lẻ, nhưng công nghệ này vẫn chưa được quy định trên phạm vi quốc tế hoặc quốc gia.
Dù đã sử dụng các hệ thống AI từ lâu, nhưng trong những năm gần đây, quân đội Israel đã mở rộng đáng kể phạm vi ứng dụng công nghệ này. Tuy nhiên, việc ứng dụng AI cho phép các hệ thống vũ khí tự động lựa chọn và tấn công mục tiêu đã gây nhiều tranh cãi về mặt đạo đức. Những ý kiến chỉ trích cho rằng hệ thống này sẽ đe dọa an ninh quốc tế và tiềm ẩn nguy cơ châm ngòi Chiến tranh Thế giới thứ Ba, chỉ sau sau súng đạn và bom nguyên tử.
Theo tạp chí Foreign Policy, hiện có ít nhất 50 quốc gia đang nghiên cứu robot chiến trường, tích hợp AI vào các khí tài quân sự, trong đó cuộc đua của 3 "ông lớn" Nga - Mỹ - Trung đang diễn ra tương đối quyết liệt. Cả 3 nước đều đang dồn các nguồn lực vào việc phát triển công nghệ AI trong vũ khí.