Lý do Thổ Nhĩ Kỳ cần thành phố Azaz của Syria

Có một lý do khiến Azaz – thành phố không có gì đặc biệt về lịch sử hay kinh tế - trở thành một vị trí rất quan trọng đối với chính quyền Ankara.

Thành phố Azaz gần đây đã trở thành trung tâm của cuộc xung đột tại Syria. Các lực lượng người Kurd nỗ lực giành lấy Azaz để bịt kín lỗ hổng cuối cùng trên đường biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, theo cố vấn của chính phủ Syria, ông Abdul Kadir Azuz nhận định Ankara cũng muốn đoạt lấy Azaz để tiện đường viện trợ cho các nhóm nổi loạn nhằm hạ bệ Tổng thống Bashar al-Assad.

Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) của người Kurd được cho rằng đang trấn giữ vùng ngoại ô của thành phố Azaz vốn đang bị phiến quân chiếm giữ. Các lực lượng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã không ngừng nã pháo các vị trí của YPG tại tỉnh miền Bắc Aleppo, đặc biệt là tại Azaz, nhằm ngăn cản người Kurd tại Syria giải phóng thành phố chiến lược này.

Thành phố Azaz đổ nát vì "mưa" không kích. Ảnh: AFP

Trả lời phỏng vấn hãng tin RT của Nga, cố vấn Abdul Kadir Azuz cho biết Azaz là một thành phố quan trọng trên tuyến đường từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Syria, cho phép Tổng thống Recep Erdogan can thiệp vào vấn đề nội bộ của Damascus. “Ông Erdogan muốn giành lấy một vị trí vững chắc tại Syria bằng cách kiểm soát Azaz. Nếu để mất, ông ta sẽ không thể nào gây ảnh hưởng tới tình hình ở Syria cũng như tài trợ cho bọn khủng bố”, vị cố vấn nhận định.

Có một lý do khiến Azaz – thành phố không có gì đặc biệt về yếu tố lịch sử hay kinh tế - trở thành một vị trí rất quan trọng đối với chính quyền Ankara. Abdul Kadir Azuz cho rằng: “Ankara tiếp tế cho các nhóm khủng bố thông qua các chốt kiểm soát ở biên giới với tỉnh Aleppo. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có thể thực hiện điều trên khi kiểm soát các bốt gác này”.

Cuối tuần trước, Rodi Osman, trưởng đại diện văn phòng của người Kurd ở Syria tại thủ đô Moskva cho biết khoảng 2.000 chiến binh Hồi giáo cực đoan đã vượt biên từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria thông qua thành phố Azaz.


Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hành động nã pháo các khu vực do người Kurd nắm giữ từ ngày 13/2. Động thái trên bị phía Nga và Mỹ cực lực phản đối bởi hai quốc gia này đều xem lực lượng người Kurd như một đối tác chính trong chiến dịch chống lại tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS). Hàng loạt quốc gia đã thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ đóng chặt biên giới với Syria để ngăn chặn IS và các nhóm khủng bố khác chuyển lậu chiến binh, vũ khí cũng như đồ tiếp tế ra vào quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.

Khả năng tiếp cận không bị hạn chế với các nguồn tiếp tế thông qua Thổ Nhì Kỳ chính là yếu tố nuôi dưỡng dai dẳng khủng bố IS trước các chiến dịch tấn công dồn dập.

Hoàng Trang (theo Sputnik)
Hành động khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới Syria là xâm lược
Hành động khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới Syria là xâm lược

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố nước này coi các hành động khiêu khích của Thổ Nhĩ Nhĩ ở biên giới Syria là hành động xâm lược.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN