https://cdnmedia.baotintuc.vn/2016/09/15/08/43/italy.jpg |
Liệu các bài tập quân sự thường xuyên được tổ chức gần biên giới Nga và các chiến dịch quân sự tốn kém ở các khu vực khác nhau trên thế giới phục vụ lợi ích của châu Âu và bán đảo Apennines?
Trong một cuộc phỏng vấn với "Sputnik" nhà báo nổi tiếng người Italy Fulvio Grimaldi nhận xét: "Chúng tôi đã trở thành nạn nhân của chính sách tự kiềm chế trái với lợi ích chung của đất nước. Châu Âu đang tự tra tấn bản thân".
Ông Fulvio Grimaldi nói, vì lợi ích của Mỹ, nước Italy của chúng tôi đã áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga. Kết quả là Matxcơva chịu ảnh hưởng do lệnh trừng phạt ít hơn so với các cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Ý, mà các cơ sở đó đã lâm vào tình hình kinh tế rất khó khăn.
Italy bị quân sự hóa quá mức, trên lãnh thổ Italy có khoảng 90 căn cứ quân sự của Mỹ, thêm vào đó các căn cứ của Italy đều thuộc cho NATO do Hoa Kỳ quản lý. Đất nước chật ních căn cứ quân sự là một gánh nặng tài chính rất lớn cho nền kinh tế, kết quả là chính phủ cắt giảm những chi tiêu xã hội, ví dụ cho việc xây dựng các bệnh viện, trường học, làm đẹp cảnh quan.
Ngoài ra, với các căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước mình, người Ý có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công từ phía những nước muốn chống lại sự xâm lược của NATO, mà đất nước chúng tôi là một thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
Trên đảo Sicily của Italy bố trí hệ thống liên lạc vệ tinh MUOS (Mobile User Objective System) hiện đại nhất của Mỹ, từ đó Mỹ có thể triển khai hành động quân sự ở châu Phi và Trung Đông. Đối với Sicily căn cứ này là một gánh nặng rất lớn.
Tại Sardinia, trên một căn cứ khác của Mỹ, các nhà sản xuất thiết bị quân sự cho NATO đều thử nghiệm các loại vũ khí mới gây ô nhiễm môi trường.
Theo ông Grimaldi, thiệt hại kinh tế cũng là rất lớn. Bộ Quốc phòng Italy hàng ngày phải trả khoảng 55 triệu euro cho các hoạt động quân sự của NATO trên khắp thế giới.
Ngoài Bộ Quốc phòng, còn có chi phí của các bộ khác, và con số này lên đến 80 triệu euro một ngày. Đây là phần đóng góp của một quốc gia không quan tâm đến các hoạt động quân sự ở bất kỳ nước nào trên thế giới vì không có nước nào đang đe dọa Italy. Mỹ đã thiết lập sự kiểm soát quân sự và sự kiểm soát chính trị trên lãnh thổ Italy ngay sau Thế chiến II.
"Kết quả là nước Ý bị tước quyền tự chủ. Đáng tiếc, tôi không thấy lý do để lạc quan trong tình huống này. Theo tôi, tình hình tại các nước khác trong EU cũng tương tự như vậy. Tôi muốn hy vọng rằng chính phủ của chúng tôi sẽ suy tính và sẽ thay đổi chính sách trong quan hệ với liên minh NATO", ông Grimaldi bình luận.