Ba thông số quan trọng để xếp hạng các quân đội yếu nhất ở châu Âu, trong đó 50% được tính vào sức mạnh của bộ binh, bao gồm nhân lực, lực lượng xe tăng và xe chiến đấu bọc thép của họ; 30% được tính về sức mạnh không quân và hải quân, trong khi 20% còn lại được thể hiện bằng quy mô nền kinh tế và chi tiêu quốc phòng của họ vào năm 2023 (Iceland không nằm trong danh sách vì nước này không có quân đội thường trực).
Dữ liệu liên quan đến thiết bị quân sự được lấy từ Chỉ số Sức mạnh Toàn cầu 2024, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cung cấp về những số liệu mới liên quan đến quy mô nền kinh tế của các quốc gia và chi tiêu quốc phòng của họ vào năm 2023. Dưới đây là danh sách các lực lượng vũ trang yếu nhất ở châu Âu:
Thứ nhất: Latvia, nước này có GDP (2023) 46,67 tỷ USD; chi tiêu quốc phòng (2023): 1,04 tỷ USD; quân số: 17.250, xe tăng: 0; xe chiến đấu bọc thép: 1.544; Máy bay quân sự: 7; tài sản hải quân: 18.
Latvia đã chi 2,27% GDP cho quốc phòng vào năm ngoái và là một trong 11 quốc gia thành viên NATO đáp ứng mục tiêu chi tiêu 2% của khối. Mặc dù vậy, nước này là một mắt xích yếu khi nói đến sức mạnh quân sự. Đất nước này không có xe tăng và có một phi đội máy bay quân sự và tài sản hải quân cực kỳ nhỏ. Về nhân lực, Latvia có hơn 17.000 nhân viên tại ngũ.
Thứ hai: Slovenia, nước này có GDP (2023): 68,39 tỷ USD; chi tiêu quốc phòng (2023): 907,5 triệu USD; nhân lực: 7.300; xe tăng: 55, xe chiến đấu bọc thép: 1.502; máy bay quân sự: 38; tài sản Hải quân: 2
Slovenia có một trong những quân đội yếu nhất ở châu Âu, với nhân lực chỉ có 7.300 quân tại ngũ, trong khi hải quân nước này chỉ có hai tàu tuần tra. Nước này có số lượng xe chiến đấu bọc thép khá lớn nhưng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu quân sự của Slovenia.
Thứ ba: Bắc Macedonia có GDP (2023): 15,8 tỷ USD; chi tiêu quốc phòng (2023): 266,6 triệu USD; Nhân lực: 9.000; Xe tăng: 23; Xe chiến đấu bọc thép: 2.156; Máy bay quân sự: 20; Tài sản Hải quân: 0.
Tiếp theo trong danh sách quân đội yếu nhất ở châu Âu là Bắc Macedonia, quốc gia đã gia nhập NATO vào tháng 3/2020. Nước này đã chi 266 triệu USD ít ỏi cho chi tiêu quốc phòng vào năm ngoái, chiếm khoảng 1,7% GDP. Bắc Macedonia chỉ có 9.000 quân, 20 máy bay quân sự và không có khí tài hải quân, theo Chỉ số Sức mạnh Toàn cầu. Lĩnh vực duy nhất có sức mạnh quân sự dễ nhận biết của đất nước là đội xe chiến đấu bọc thép lớn.
Thứ tư: Bosnia và Herzegovina có GDP (2023): 26,94 tỷ USD; Chi tiêu quốc phòng (2023): 216,7 triệu USD; Nhân lực: 12.770; Xe tăng: 91; Xe chiến đấu bọc thép: 450; Máy bay quân sự: 24; Tài sản Hải quân: 0
Lực lượng vũ trang Bosnia và Herzegovina nằm trong số những lực lượng yếu nhất thế giới, đặc biệt là về sức mạnh hải quân. Đội xe bọc thép và máy bay quân sự của nước này cũng vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số hy vọng rằng tăng trưởng kinh tế ổn định trong vài năm qua, cùng với sự hỗ trợ quân sự từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Saudi Arabia và Mỹ có thể giúp nước này thoát khỏi danh tiếng là một mắt xích yếu kém về quân sự ở châu Âu.
Thứ năm: Albania có GDP (2023): 23,03 tỷ USD; Chi tiêu quốc phòng (2023): 397,6 triệu USD; Nhân lực: 6.600; Xe tăng: 40; Xe chiến đấu bọc thép: 976; Máy bay quân sự: 19; Tài sản hải quân: 19
Albania đứng ở vị trí thứ năm trong danh sách với lực lượng quân sự cực kỳ nhỏ gồm 6.600 quân nhân tại ngũ. Hơn nữa, tất cả 19 máy bay quân sự của nước này đều là trực thăng tấn công, trong khi lực lượng hải quân của Albania chủ yếu là tàu tuần tra. Albania phải đối mặt với mối đe dọa thống trị dai dẳng từ các nước hùng mạnh trong khu vực lân cận do quy mô nhỏ và quân đội yếu kém.