Hà Nội gỡ 'nút thắt' giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh đầu tư công

Theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, tính đến hết tháng 11, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố cao hơn cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên vẫn thấp so với mục tiêu đề ra.

Chú thích ảnh
Huyện Thanh Trì, Hà Nội huy động phương tiện cơ giới thực hiện cưỡng chế giải phóng mặt bằng để xây dựng khu tái định cư Tây Nam Kim Giang. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN

Lĩnh vực đầu tư công trên địa bàn Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế không chỉ cho thành phố mà là cả vùng Thủ đô. Nguồn vốn đầu tư hàng năm rất lớn với hàng chục ngàn tỷ đồng. Việc chậm giải ngân nguồn vốn này liên quan nhiều đến việc đầu tư, điều chỉnh nguồn vốn, phát sinh chi phí cũng như kéo dài thời gian thực hiện.

Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan dẫn tới việc chậm trễ này, nhưng khó khăn trong giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố vướng mắc nhất.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đã có báo cáo chuyên đề về giải phóng mặt bằng và giải quyết các vướng mắc liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố.

Để tháo gỡ được những khó khăn, UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ động, quyết liệt trong giải phóng mặt bằng. Trường hợp có vướng mắc, cần nghiên cứu các trường hợp tương tự mà thành phố đã tháo gỡ chính sách, kịp thời báo cáo UBND thành phố để chỉ đạo giải quyết.

Các địa phương tăng cường quản lý đất đai, chống lấn chiếm, xây dựng trái phép, kịp thời giải tỏa các vi phạm về đất đai. Các đơn vị tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch và phát huy tính dân chủ trong giải phóng mặt bằng; tăng cường tuyên truyền, vận động làm cho người dân hiếu và chấp hành chủ trương thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.

Các sở, ban, ngành thành phố chủ động đề xuất, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giá đất bồi thường, giá đất tái định cư, giá nhà tái định cư; tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị đối với những vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền UBND thành phố; kịp thời hướng dẫn, chuẩn bị đủ quỹ đất, nhà tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa chỉ đạo cụ thể, đối với việc thu hồi đất quốc phòng để thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn, trên cơ sở tình hình vướng mắc cụ thế tại dự án, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan báo cáo, đề xuất cụ thể để UBND Thành phố xem xét, giải quyết.

Về vị trí tái định cư bằng đất, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, xem xét và quyết định vị trí tái định cư cho các hộ khi thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn vào quỹ đất tái định cư do UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quản lý; trong đó, ưu tiên thực hiện theo chủ trương đầu tư của dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư.

Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)
Cuối năm, giải ngân đầu tư công vẫn ‘ì ạch’ chủ yếu do thực thi dự án
Cuối năm, giải ngân đầu tư công vẫn ‘ì ạch’ chủ yếu do thực thi dự án

Tại Hội nghị của Bộ Tài chính về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài diễn ra ngày 1/12, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài thấp chủ yếu vướng mắc trong khi triển khai dự án dẫn đến việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân hoặc có khối lượng nhưng chưa được kiểm soát chi hoặc kiểm soát chi nhưng chưa được tập hợp để gửi hồ sơ rút vốn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN