Cảnh giác với hàng giảm giá

Thời điểm cận Tết Nguyên đán, nhiều cửa hàng, siêu thị, cơ sở sản xuất rầm rộ với các chương trình “xả hàng tồn kho cuối năm”, “giảm giá sốc”, rồi “ngày vàng”, “giờ vàng”… đánh vào tâm lý người tiêu dùng là thích mua hàng giá rẻ.

Các chương trình khuyến mãi khá đa dạng, như tặng quà, phiếu quà tặng, tích lũy điểm, thanh toán bằng thẻ tín dụng, trả góp lãi suất 0%... khiến không ít người hoa mắt. Bên cạnh những cửa hàng, cơ sở làm ăn uy tín, một số khác đã lợi dụng lòng tin của khách hàng để thu lợi bất chính.

Một số chiêu trò tuy cũ, nhưng vẫn được áp dụng triệt để là bán hàng bị lỗi, hàng kém chất lượng, hoặc bán hàng thật nhưng tặng quà là hàng rởm hoặc nâng giá bán sản phẩm thật cao (gấp 2 - 3 lần giá thị trường) sau đó giảm giá mấy chục %. Có không ít khách hàng đã mắc lừa, vì quá chăm chú đến giá cả mà ít chú ý đến chất lượng của sản phẩm, vì thế đã trở thành những nạn nhân của trò bán hàng khuyến mãi.

Chiêu khuyến mãi, xả hàng cuối năm đánh trúng tâm lý của người dân, khi nhu cầu mua sắm, làm đẹp những ngày Tết tăng cao.

Tìm hiểu thực tế tại các siêu thị điện máy tại Hà Nội, thì hầu hết sản phẩm điện tử như tivi, tủ lạnh, máy giặt, hàng kỹ thuật số đều được giảm giá hoặc khuyến mãi sâu. Tuy nhiên, cùng với sự giảm giá đồng loạt của các siêu thị, cửa hàng, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay, chính là chất lượng sản phẩm có được đảm bảo? Đã xảy ra tình trạng, cơ sở kinh doanh đánh lừa người tiêu dùng bằng việc quảng cáo hàng siêu giảm giá, nhưng sau đó họ đánh tráo sản phẩm, mã hàng đã lỡ mốt, hoặc chất lượng kém nhằm đánh lừa khách hàng.

Rồi hiện tượng bán hàng không rõ nguồn gốc, hàng nhập ngoại trong hội chợ. Nhiều nhà sản xuất chưa thật chú trọng đầu tư để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh được với hàng nhập ngoại... Thái độ đó không chỉ xảy ra đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, mà còn với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã có thương hiệu trên thị trường! Cũng không loại trừ về khả năng có sự “bắt tay” của chính hệ thống siêu thị nhằm tiêu thụ sản phẩm lỡ mốt, quá đát? Với mặt hàng điện máy, do công nghệ liên tục thay đổi, sản phẩm công nghệ cũ chưa tiêu thụ hết, thì sản phẩm công nghệ ưu việt hơn đã tràn ngập thị trường, bởi vậy các siêu thị, cửa hàng đều không thể tránh sản phẩm tồn kho.

Dù là sản phẩm mới đi nữa, nhưng vì để lâu trong kho, không được bảo quản đúng quy cách và nếu khách hàng mua phải sản phẩm như vậy, chắc chắn chất lượng sẽ không thể như ý muốn. Chính vì vậy, mỗi khách hàng hãy đừng tiếc công tìm hiểu sản phẩm trước khi quyết định mua. Bên cạnh đó cũng cần trang bị cho cá nhân khả năng nhận biết đâu là sản phẩm giảm giá thật và đâu là chiêu trò của nhà sản xuất. Kinh nghiệm cho thấy, với những chương trình khuyến mãi, người tiêu dùng cần để ý giá niêm yết của các hãng để có căn cứ xác định giá khuyến mại. Bên cạnh đó, khi mua sản phẩm, người tiêu dùng cần kiểm tra mã hàng của các sản phẩm tương tự trên trang web của hãng sản xuất.

Nếu mã hàng không có thông tin hoặc giá niêm yết trên trang web của hãng sản xuất, thì chắc chắn đó là sản phẩm không còn được thịnh hành. Uy tín, thương hiệu của một doanh nghiệp gây dựng không phải một sớm một chiều, bởi vậy đừng vì mục đích tiêu thụ sản phẩm tồn kho mà làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Bởi vậy, nếu chỉ đặt nặng mục đích lợi nhuận mà bỏ qua quyền lợi của người tiêu dùng, chắc chắn hình ảnh và sự thành công của nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ bị tổn hại.
Yến Nhi
Hết đường cho người đi bộ
Hết đường cho người đi bộ

Quyết định xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đường sắt (đi không đúng làn đường, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường...) được Công an Hà Nội chính thức thực hiện (từ 1/2) đang có những ý kiến trái chiều trong dư luận.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN