Bê bối những ông 'vua sân cỏ'!

Ngay ở vòng đấu đầu tiên của lượt về V-League 2013, công tác trọng tài đã trở thành nỗi lo của nhiều đội bóng.


Để lại dấu ấn buồn nhất là trọng tài Trần Trung Hiếu, điều khiển trận đấu giữa chủ nhà SHB Đà Nẵng và B.Bình Dương trên sân Chi Lăng. Trận này, ông Hiếu đã nhiều lần cắt còi gây ức chế cho các cầu thủ đội khách, khiến trận đấu nhiều lúc bị gián đoạn. Còn trên sân Thống Nhất, dù giành chiến thắng, nhưng XMXT Sài Gòn rất bức xúc với những tình huống thổi phạt khó hiểu của trọng tài chính, những lần “bỏ lỗi” khó hiểu của trọng tài biên theo hướng có lợi cho V.Hải Phòng đã khiến khán giả nổi giận và “ném” những lời lẽ khó nghe về phía trọng tài.

 

Còn trên sân Thống Nhất, dù giành chiến thắng, nhưng XMXT Sài Gòn rất bức xúc với những tình huống thổi phạt khó hiểu của trọng tài chính, những lần “bỏ lỗi” khó hiểu của trọng tài biên theo hướng có lợi cho V.Hải Phòng đã khiến khán giả nổi giận và “ném” những lời lẽ khó nghe về phía trọng tài.


Hai sự cố trên đã đủ để vòng 12 V-League nổi sóng vì công tác trọng tài. Chắc hẳn nhiều đội bóng có lý do để lo lắng về chất lượng đội ngũ “cầm cân nảy mực”. Trong đợt tập huấn giám sát, trọng tài giữa mùa giải vừa diễn ra ở Đà Nẵng, Trưởng Ban tổ chức giải V-League Trần Duy Ly khẳng định, tình trạng trọng tài nhận tiền của đội bóng vẫn diễn ra. Rất nhiều nghi án tiêu cực từ đầu mùa giải được báo chí và dư luận lên tiếng, nhưng đến thời điểm này, chưa vụ việc nào được làm cho “ra ngô, ra khoai”. Nghi án bán độ trận Siêu Cup quốc gia đã phải tạm dừng điều tra vì không có đủ chứng cứ. Trong khi đó, vụ tổ trọng tài trên sân Thanh Hóa ở vòng 3 V.League bị nghi ngờ nhận hối lộ cũng không thật sự có nhiều cơ sở để làm rõ và đứng trước nguy cơ “chìm xuồng”...


Diễn tiến từ những vụ việc liên quan đến công tác trọng tài, dư luận rất bất bình và tỏ thái độ thất vọng về sự che chắn của Ban trọng tài đối với những yếu kém, thậm chí là sai phạm của một số ông “vua sân cỏ”. Sự thất vọng tăng cao khi các trọng tài không thể nhìn ra lỗi của mình để sửa chữa, mà còn lại được trao thêm lớp áo khoác chống lại sự thật và sự trung thực cần thiết của bóng đá.


Có rất nhiều thông tin từ Ban tổ chức giải cũng như dư luận về những biểu hiện làm hư hỏng đội ngũ trọng tài của những người quản lý, thay vì phải có hình thức kỷ luật đến nơi đến chốn. Rồi cả chuyện bè phái, chuyện "dây nọ, dây kia", sự thiếu công tâm, minh bạch trong vấn đề phân công, tuyển chọn trọng tài, thậm chí là “vẽ đường cho hươu chạy” của những người quản lý trọng tài là có thật, mà các trọng tài thường không dám lên tiếng.


Nhiều người nhận xét, tiêu cực trong đội ngũ trọng tài tái phát trở lại trong những vòng đấu vừa qua, nguyên nhân là do sự thiếu kiên quyết, thiếu công tâm của Ban trọng tài. Dư luận có thể thông cảm với trọng tài khi phải đối diện với những yếu tố khách quan lẫn chủ quan, những yếu tố bất ngờ trên sân cỏ. Nhưng dư luận không thể bỏ qua cho sự lấp liếm, tìm cách che chắn, bao biện cho cách điều hành yếu kém của những người có trách nhiệm trong Ban trọng tài.


Thế nên, Ban trọng tài cứ chịu tiếng “con hư tại mẹ” và nỗi lo của các đội bóng về tiếng còi méo của các ông “vua sân cỏ” là có cơ sở.

 

Yến Nhi

Án tù cho nhóm thiếu niên đánh chết trọng tài
Án tù cho nhóm thiếu niên đánh chết trọng tài

Ngày 2/12/2012, ông Nieuwenhuizen đã bị tấn công sau tiếng còi mãn cuộc một trận đấu bóng đá trẻ, kết thúc với tỷ số 2-2. Vị trọng tài này đã bị đánh vào mặt và vào cổ bởi những cầu thủ đội khách, khi ông ngã nằm dưới đất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN