Xây dựng thành phố thông minh phải lấy giáo dục làm trọng tâm

Để một thành phố trở nên thông minh và phát triển bền vững, cần phải lấy giáo dục làm trọng tâm để đào tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực tế và có thái độ hợp tác tốt.

Đây là nhận định của ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Hồ Chí Minh. “Thành phố cũng đang tập trung triển khai các bước đi để tiến tới xây dựng đô thị thông minh với nòng cốt là những con người thông minh, sử dụng các tiện ích, thành tựu khoa học và công nghệ để tạo môi trường học tập có hiệu quả cho học sinh. Chính vì vậy, việc định hướng trong xây dựng giáo dục thông minh với những giải pháp và bước đi cụ thể là nhiệm vụ quan trọng của thành phố”, Phó chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm cho biết thêm.

Chú thích ảnh
Hệ thống giáo dục thông minh đang được thành phố đầu tư phát triển.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho hay Thành phố đã sớm nhận thức, tập trung đầu tư một cách toàn diện để xây dựng và phát triển “Giáo dục thông minh”.

Hệ thống giáo dục thông minh đang được thành phố đầu tư phát triển, từ đầu tư trang thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, đến xây dựng trường học thông minh. Năm học 2019-2020, thành phố triển khai đề án thí điểm xây dựng trường học thông minh tại 5 trường Trung học Phổ thông, gồm: Trung học Phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa, Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, Trung học Phổ thông Nguyễn Du, Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn, Trung học Phổ thông Nguyễn Hiền.

Điển hình,  trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã triển khai các hoạt động dạy và học theo mô hình tiên tiến, đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; triển khai các mô hình dạy học Stem, nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trường chuyên nhằm nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy, tăng cường thực hành tích hợp các môn khoa học, tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện mô hình giáo dục thông minh còn đang đứng trước nhiều khó khăn bởi số lượng học sinh cũng tăng rất nhanh nên áp lực đầu tư xây dựng trường lớp, đáp ứng yêu cầu chỗ học cho học sinh của thành phố là rất lớn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.

Tại hội thảo “Giáo dục thông minh”, do UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 20/12, các chuyên gia cho rằng, TP Hồ Chí Minh xây dựng nền giáo dục thông minh trước hết thí điểm tập trung các giải pháp xây dựng đầu tư các trường học thông minh tại, tiên tiến hiện đại một số điểm trường trên địa bàn Thành phố và chỉ đạo các cơ quan chức năng tham gia đóng góp ý kiến và từng bước thực hiện triển khai đại trà. Đồng thời, ngành giáo dục cần bố trí địa điểm phù hợp, cụ thể khả thi trong công tác triển khai thí điểm và đại trà mô hình trường học thông minh, tiên tiến hiện đại và phân công trách nhiệm các đơn vị liên quan để xây dựng kế hoạch triển khai.

Bài và ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
Đánh giá học sinh lớp 1 theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực
Đánh giá học sinh lớp 1 theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực

Xây dựng Thông tư hướng dẫn đánh giá học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt buộc phải theo hướng tiếp cận năng lực. Đây cũng là dịp Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến của các giáo viên trên cả nước để hoàn thiện Thông tư này trước khi bước vào năm học 2020 - 2021.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN