Phần Lan giúp Việt Nam nâng cao chất lượng giảng viên trong đại học

Đây là một chương trình đào tạo nằm trong chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan giai đoạn 2 (IPP). Theo đó, 28 giảng viên xuất sắc tới từ 6 trường đại học TP Hồ Chí Minh tham gia chương trình đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (TOT -HCM) dành cho các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh.

Theo bà Trần Thị Thu Hương, Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Chương trình IPP2, nhằm mục đích xây dựng năng lực cho các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam và nâng cao vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, chương trình đào tạo giảng viên nguồn của IPP sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh doanh, đóng góp cho hoạt động tư duy sáng tạo, phát triển văn hóa đổi mới sáng tạo và kinh doanh cho Việt Nam.

Những ứng viên tham gia được đánh giá  dựa trên nhiều tiêu chí. Ảnh: CTV

Chương trình TOT-HCM bao gồm 2 tuần đào tạo, tập trung từ ngày 4 đến 14/4/2017 và 2 hội thảo đào tạo tiếp theo vào tháng 5 và tháng 7/2017. TOT-HCM được xây dựng trên cơ sở chương trình giảng dạy về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp do IPP phát triển và thực hiện thí điểm trong năm 2016, mục tiêu là kết nối các trường đại học trên toàn quốc cùng phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.


Theo đó, mỗi trường sẽ có từ 3-5 giảng viên được lựa chọn để tham gia chương trình. Những ứng viên tham gia được đánh giá trên các tiêu chí như tâm huyết đối với hoạt động cải cách, thực sự quan tâm và có khả năng thực hiện các hoạt động đồng sáng tạo, hợp tác và kết nối.


Là một trong những trường có giảng viên được lựa chọn tham gia chương trình này, GS.TS Trương Nguyện Thành, Phó Hiệu trưởng điều hành Trường Đại học Hoa Sen, cho biết về lâu dài, đây chính là nền tảng để trường có thể phát triển bền vững, có thể khẳng định được giá trị giáo dục, đào tạo, thông qua ngoài việc đóng góp nguồn nhân lực chất lượng công dân toàn cầu và có thành quả ứng dụng của nghiên cứu khoa học, thậm chí có sản phẩm của sinh viên, giảng viên được “hỗ trợ khởi nghiệp”, đưa ra thị trường.


IPP là một chương trình hỗ trợ phát triển chính thức, được đồng tài trợ bởi chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan. IPP hiện đang triển khai giai đoạn 2 từ năm 2014 đến 2018 với tổng ngân sách là 11 triệu euro.


Mục tiêu của IPP hỗ trợ Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, có thu nhập trung bình vào năm 2020, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thông qua việc gia tăng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo.


Đan Phương/Báo Tin Tức
Tuyển sinh lớp 10 chuyên ở TP Hồ Chí Minh có gì mới?
Tuyển sinh lớp 10 chuyên ở TP Hồ Chí Minh có gì mới?

Học sinh muốn thi vào lớp 10 THPT của các trường, lớp chuyên tại TP Hồ Chí Minh năm học 2017- 2018 phải đáp ứng được những yêu cầu về quy chế tuyển sinh như sau.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN