Năm học mới 2023 - 2024: Đắk Lắk thực hiện hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

Năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk phấn đấu vượt mọi khó khăn, đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đây là nhấn mạnh của Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Đỗ Tường Hiệp tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, tổ chức ngày 22/8.

Chú thích ảnh
Giờ học tại trường Trung học cơ sở Trần Quang Diệu, thành phố Buôn Ma Thuột – trường học đang thiếu 5 giáo viên. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh đề nghị ngành Giáo dục cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các cơ sở giáo dục thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí cho giáo dục, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hợp đồng giáo viên. Đặc biệt, các nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

Theo ông Đỗ Tường Hiệp, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục tỉnh trong năm học mới là nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý, thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Ngành tập trung nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, ngành cũng thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục…

Năm học 2022 - 2023 diễn ra trong điều kiện bình thường mới sau khi COVID-19 cơ bản được khống chế trên cả nước. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã nỗ lực khắc phục những khó khăn, hạn chế, chủ động triển khai đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp, biện pháp nhằm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Đến cuối năm học, toàn tỉnh có 1.006 trường học từ bậc Mầm non đến Trung học Phổ thông với 489.430 học sinh; trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 35,9%. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hệ thống trường lớp cơ bản đáp ứng việc dạy học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đến nay, tổng số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 591/1021 trường (đạt 57,8%). Toàn tỉnh có 19.763/20.441 học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học Phổ thông, đạt 96,6%.

Nguyên Dung (TTXVN)
Năm học mới 2023 - 2024: Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả dạy học kết nối
Năm học mới 2023 - 2024: Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả dạy học kết nối

Thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo; xây dựng, triển khai Đề án hệ thống “Giáo dục thông minh” tỉnh Nam Định, nhất là nâng cao hiệu quả dạy học kết nối... là những nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai nhiệm vụ năm học mới, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định tổ chức ngày 22/8.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN