Sáng 3/6, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Trưởng Ban chỉ đạo
kỳ thi tốt nghiệp THPT Trung ương năm 2014, đã kiểm tra đột xuất công tác
coi thi tại HĐCT Trường THPT Cao Bá Quát (huyện Gia Lâm – TP Hà Nội).
Thi nghiêm túc
Bà
Phạm Thị Xuân Hương, Chủ tịch HĐCT cho biết: Trong 3 môn thi của ngày
thi đầu tiên, 100% giám thị của Hội đồng có mặt để nhận nhiệm vụ và đều
hoàn thành, không có cán bộ nào bị nhắc nhở trong công tác coi thi.Tính
đến buổi thi môn toán sáng nay, 100% thí sinh có mặt dự thi, chưa có
trường hợp nào bỏ thi, chưa có thí sinh nào vi phạm quy chế thi phải
nhắc nhở hay đình chỉ thi.
Thí sinh có tâm lý phấn khởi sau khi kết thúc môn thi bắt buộc thứ 2, chiếm nhiều thời gian thi nhất.
|
Thứ
trưởng Nguyễn Vinh Hiển đánh giá cao công tác chuẩn bị và tổ chức coi
thi, công tác đảm bảo an ninh, bảo mật đề thi của HĐCT trường THPT Cao
Bá Quát. Đội ngũ giám thị, tổ thanh tra, làm việc đúng vị trí, đúng chức
năng nhiệm vụ được giao và có tinh thần trách nhiệm. Các lực lượng an
ninh đã phối kết hợp tốt với nhà trường trong công tác bảo mật đề thi,
an ninh khu vực trường thi.
Thứ
trưởng đã đề nghị tập thể cán bộ HĐCT Trường THPT Cao Bá Quát từ nay
đến môn thi cuối cùng cố gắng phát huy tinh thần trách nhiệm của mình tổ
chức coi thi nghiêm túc, đúng quy chế thi, quan
tâm đến các trường hợp thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các em có
điều kiện thuật lợi nhất để đi thi. Đồng thời chú ý cả những thí sinh ở
xa để có biện pháp động viên nhắc nhở, hỗ trợ các em điều kiện thuận
lợi trong quá trình đến trường thi.
Đề toán có tính phân loại
Năm nay thời gian thi môn toán giảm xuống còn 120 phút, nên
không có nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi sớm như mọi năm. Hầu hết thí
sinh đều ở lại phòng thi đến giờ nộp bài. Ghi nhận của nhiều thí sinh,
đề thi môn toán năm nay không khó, chỉ cần đọc kỹ và nắm chắc
kiến thức cơ bản là có thể làm bài tốt. Vì vậy, thí sinh có học lực
trung bình cũng phải làm được đến 80% bài thi.
Thí sinh Phạm Thị Ngân Giang, học sinh trường THPT Ngô Thì Nhậm (quận Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: “ Đề toán
sáng nay có 5 câu hỏi em làm được 4 câu, có 1 câu hỏi hình học em làm
chưa được đúng lắm. Đề nằm hết trong chương trình chúng em đã học, em hy vọng đạt khoảng 7 điểm”.
Thầy
Đỗ Đức Thắng, Phó chủ tịch hội đồng thi trường THPT Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) thông
tin, môn toán sáng nay có hơn 400 học sinh dự thi, chia ra là 24 phòng
thi. Sáng nay, không có thí sinh nào đến muộn, vắng
mặt, không có thí sinh nào vi phạm quy chế thi, đình chỉ thi…
Theo
thầy Thắng, đề thi môn toán có sự phân loại rõ ràng đối với
học sinh. Những học sinh nào học lực khá thì mới kiếm được điểm cao,
tuyệt đối. Còn những học sinh trung bình cũng có thể được 5 điểm từ môn
này.
Nhận
định về môn toán tốt nghiệp năm 2014, thầy giáo Trần Mạnh Tùng, trường
THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho rằng: “Đề toán tốt nghiệp năm nay cơ bản
nằm trong chương trình 12, mức độ vừa phải, đề không có yếu tố lạ,
giống với dạng đề hàng năm. Do thời gian còn 120 phút nên đề ngắn hơn,
không có câu hỏi phần số phức, đề vẫn có khả năng phân loại thí sinh.
Nói chung đề có câu khó hơn năm trước một chút”. Nhận xét từng câu của đề thi Toán năm nay, thầy giáo Tùng cho biết: Câu 1 là
câu khảo sát hàm số quen thuộc, hàm đơn giản song học sinh hay bị trừ
điểm các lỗi trình bày. Bài tập viết phương trình tiếp tuyến tại một
điểm trong đó có tìm giao điểm hai đồ thị, cũng là câu hỏi cơ bản; câu
2 ở ý 1: Giải phương trình logarit bằng cách đưa về cùng cơ số nồi đặt
ẩn phụ, học sinh thường không gặp khó khăn. Ở ý thứ 2: Tìm giá trị lớn
nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số cũng khá phức tạp vì chứa căn bậc
hai, nhiều học sinh đặt điều kiện hoặc tính đạo hàm không cẩn thận sẽ
mất điểm, câu này cũng có tính phân loại học sinh. Riêng
câu 3 về tính tích phân theo phương pháp tích phân từng phần quen thuộc,
học sinh có thể dùng máy tính để biết kết quả nên đa số học sinh không gặp
khó khăn ở câu này. Ở
câu 4 về hình chóp có một mặt bên vuông góc với đáy, trong đó việc vẽ
hình, xác định chiều cao, xác định góc cũng cần học sinh nắm vững kiến
thức hình học không gian. Câu này cũng đòi hỏi tính toán nhiều, có thể
gây khó khăn cho một số học sinh kĩ năng chưa tốt. Câu 5 có tính phân
hóa thể hiện ở ý thứ 2.
Bài và ảnh: Lê Vân