Hà Nội giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp

Đến hẹn lại lên, thời điểm kết thúc năm học cũ cũng là lúc các trường bận rộn với công tác tuyển sinh cho năm học mới. Theo rà soát ban đầu tại Hà Nội, năm học 2015 - 2016, quy mô số lượng học sinh vào các lớp đầu cấp đều tăng, buộc Hà Nội phải đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm áp lực này.

Lo con không được học trường công


Năm học 2015-2016, quy mô học sinh (HS) vào các lớp đầu cấp của Hà Nội có chiều hướng tăng, trong đó số học sinh vào lớp 10 THPT tăng hơn 10.000 em so với năm trước. Bên cạnh đó là con số tăng cơ học ở bậc học mầm non, tiểu học, THCS. Trước những thông tin này, không ít phụ huynh tỏ ra lo lắng, khi muốn chọn trường tốt cho con em mình.

Quận Cầu Giấy là một trong những địa bàn có nhiều trường “hot”, lại đang là một quận phát triển mạnh ở phía Tây Hà Nội. Theo số liệu điều tra của quận Cầu Giấy năm nay trẻ mẫu giáo 3 tuổi tăng 300 em, học sinh lớp 1 tăng 500 em, lớp 6 tăng 300 học sinh. Chưa kể, những thay đổi trong quy định tuyển sinh vào lớp 6 vừa qua, khiến địa bàn Cầu Giấy trở thành những điểm nóng. Ở bậc THCS có thể kể đến các trường trên địa bàn quận như: Lương Thế Vinh, Cầu Giấy, Nguyễn Tất Thành, Marie Cuire, Amsterdam. Dù mới có hai trường mở bán hồ sơ nhưng đã có tình trạng xếp hàng, chen lấn, xô đẩy.

Khởi động mùa tuyển sinh năm 2015 là hình ảnh chen lấn, xô đẩy, mua bằng được hồ sơ cho con vào lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh. Ảnh:Dân Việt



Theo điều tra của phòng GD - ĐT quận Thanh Xuân thì khó khăn lớn nhất của quận là tỷ lệ chung cư cao tầng lớn, số học sinh tiểu học năm nay tăng hơn 1.000 em. Có những điểm trường như tiểu học Khương Mai dù cơ sở vật chất chật hẹp, nhưng số lượng học sinh đăng ký vào đây rất đông. Chưa kể những trường hợp đăng ký hộ khẩu nhờ vào nhà ông, bà, người thân. Được biết, năm 2015, quận sẽ phải đưa ra phương án không tuyển sinh những trường hợp mới nhập khẩu về địa bàn.

Bà Dương Thị Thanh Huyền, trưởng phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm cũng cho biết, năm nay quận vẫn tăng học sinh THCS, nên áp lực tuyển sinh vẫn rất lớn. Năm nay, một trong những trường có sức hút tuyển sinh mạnh của quận này là THCS Ngô Sỹ Liên sẽ giảm hai lớp 6.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015- 2016 của Hà Nội dự kiến sẽ có 85.000 thí sinh tham gia. Trong đó, số lượng tuyển vào hệ THPT là 72.110 học sinh, nhưng chỉ có 56.840 học sinh được vào trường THPT công lập. Còn lại, gần 30.000 học sinh sẽ phải học trường dân lập, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), trường trung cấp chuyên nghiệp... Một số hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Hà Nội cho biết, mặc dù chỉ tiêu vào lớp 10 THPT ở Hà Nội năm nay không tăng nhiều, nhưng số lượng học sinh lại tăng tới hơn 10.000 học sinh. Đây là lứa học sinh sinh năm Canh Thìn (năm 2000) - năm được đánh giá là đẹp, thành đạt theo quan niệm dân gian nên được nhiều gia đình lựa chọn để sinh con.

Chị Nguyễn Thơm vừa chân ướt chân ráo chuyển về chung cư Star City (đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân) năm 2014 và hoàn thành nhập khẩu năm 2015 để con được đi học gần nhà bà ngoại. Khi biết quy định “không tuyển sinh những trường hợp mới nhập khẩu về địa bàn”, chị Thơm không khỏi hụt hẫng. Chị nói: “Chưa thấy ở đâu việc học hành cực như thành phố. Mọi năm lo với chuyện học trường “hot”, trường điểm, nhưng năm nay lại lo thêm là không đủ chỗ học do người đông lên. Tôi chắc rằng những hộ dân mới nhập khẩu về quận này khá đông bởi không ít tòa nhà mọc lên. Vậy con em của những hộ này lại học dân lập chăng? Trong khi đó, tìm được một trường dân lập có chất lượng giảng dạy tốt, học phí vừa phải, lại gần nhà tiện đưa đón những cháu nhỏ, không phải dễ. Dù còn 2 tháng mới đến lúc nộp hồ sơ, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra phương án nào phù hợp cho gia đình”.

Anh Nguyễn Hải (khu tập thể đường sắt, Thành Công, Hà Nội) có con thi vào lớp 10 năm nay, cho biết: “Từ đầu năm đi họp, nhiều phụ huynh cũng chia sẻ về việc năm nay số lượng học sinh thi vào lớp 10 tăng vọt. Trong khi chỉ tiêu giao cho các trường vẫn không hơn năm ngoái, nên tôi chỉ mong cháu đỗ được vào một trường công lập là rất may rồi”.

Theo phản ánh của một số phụ huynh ở quận ngoại thành, họ còn đang lo lắng tình trạng nhà trường vận động học sinh yếu, trung bình không thi vào lớp 10 như hai năm gần đây, do sợ ảnh hưởng đến thành tích nhà trường. Một số phụ huynh này đã phải tự tìm đến những trường ngoài công lập để nộp hồ sơ cho con. Tuy nhiên, với mức học phí cao, chất lượng dạy và học ở một số trường còn chưa được đảm bảo, thì cũng không nhiều phụ huynh tỏ ra yên tâm với hệ thống trường ngoài công lập.


Lê Vân - CTV
Đầu tư mạnh cho cơ sở vật chất giáo dục
Đầu tư mạnh cho cơ sở vật chất giáo dục

Đứng trước bài toán áp lực tuyển sinh, UBND TP Hà Nội cùng với Sở GD - ĐT Hà Nội đã đưa ra những giải pháp kép để hạn chế tình trạng này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN