Đại học Tây Nguyên thực hiện đúng khi xét thôi học sinh viên

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã có buổi làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên về việc xét cho sinh viên thôi học học kỳ 2 năm học 2014-2015 của nhà trường.


Kết quả làm việc cho thấy: Thông qua thông tin của báo chí trước dư luận, năm học 2014-2015, trường đại học Tây Nguyên đã cảnh báo buộc thôi học 1.041 sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế năm học 2014-2015, trường ĐHTN đã dự kiến cảnh báo kết quả học tập đối với 627 sinh viên và dự kiến buộc thôi học 414 sinh viên do tự ý bỏ học (tổng số hai dự kiến này là 1.041 sinh viên) và trong số đó có 92 sinh viên bị buộc thôi học lý do cảnh báo học tập quá số lần quy định (cho phép cảnh báo tối đa 2 lần).

Như vậy, thông tin về cảnh báo kết quả học tập và dự kiến buộc thôi học của số sinh viên mà báo chí đưa ra là chưa chính xác. Việc cảnh báo học tập và buộc thôi học là theo quy trình và quy chế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Quy chế Học vụ của nhà trường; Việc các trường đưa là lời cảnh báo và buộc thôi học đối với sinh viên ý thức và học lực kém, không riêng gì Đại học Tây Nguyên mà có rất nhiều trường khác cũng làm như vậy

Đoàn công tác của Bộ giáo dục và Đào tạo làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên đã có kết luận: Thực hiện xét cảnh báo học tập và thôi học đúng quy trình và Quy chế Học vụ đã ban hành (Quy chế Học vụ của Nhà trường được cụ thể hóa Quy chế 43/2007 và Thông tư 57/2012 của Bộ GD&ĐT). Kết quả cảnh báo học tập và xét thôi học là chính xác, không có trường hợp sai sót nào.

Trường ĐH Tây Nguyên đã đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, hạn chế buộc thôi học là: Tăng cường sự hỗ trợ của tổ chức đoàn, hội nhằm nâng cao ý thức học tập, xác lập tư tưởng, ý thức học tập đúng đắn, bền chặt; tăng cường công tác cố vấn học tập, nhằm giúp sinh viên đăng ký học tập phù hợp năng lực, kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của sinh viên để có biện pháp giúp đỡ kịp thời; tăng cường công tác quản lý nhằm đưa sinh viên vào khuôn khổ, hạn chế cơ hội bỏ học tùy tiện  của một bộ phận sinh viên; thực hiện nghiêm quy chế đào tạo nhằm răn đe những hiện tượng chây lỳ, ỷ lại, thiếu tự giác trong học tập, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. Hiện nay, đã có 47 sinh viên làm đơn có nguyện vọng theo học và đang chờ Hội đồng xem xét, giải quyết để có kết luận cuối.
                                                                         
Hồng Anh
Ngôi nhà thứ hai của học trò Huổi Luông
Ngôi nhà thứ hai của học trò Huổi Luông

Vượt qua cây cầu treo vắt ngang dòng Nậm Na đêm ngày chảy xiết, chúng tôi lên Trường Tiểu học bán trú Lê Văn Tám, xã biên giới Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và sinh hoạt, nhưng dưới sự lãnh đạo của hiệu trưởng Trần Thị Hằng và tình thương yêu học trò hết mình của thầy cô giáo, các em học sinh đã gắn bó hơn với trường, lớp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN