Đại học Harvard muốn hợp tác nghiên cứu văn hóa Việt Nam

"Hiện có 16 sinh viên Việt Nam đang học tại Harvard. Các học sinh Việt Nam được cấp học bổng Harvard được xem xét bình đẳng giống như các sinh viên Mỹ", đó là chia sẻ của Giáo sư D.G.Faust, Hiệu trưởng trường Đại học Harvard trong buổi làm việc với trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh vào sáng 23/3.

Trong buổi làm việc lần này, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh nói chung và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng cùng với Giáo sư D.G.Faust đã bàn về những tiềm năng và những hướng quan trọng, ưu tiên hợp tác giữa hai trường đại học.


Hiệu trưởng Trường ĐH Harvard chia sẻ: "Tôi đã có 1 buổi làm việc rất hiệu quả với Hiệu trưởng và Giám đốc ĐH Quốc gia. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tạo ra cơ hội hợp tác trong tương lai. Ví dụ như không chỉ những học giả Harvard đang nghiên cứu ở Việt Nam mà còn là ngược lại. Và chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động chung với nhau hơn".

Giáo sư D.G.Faust cho biết Việt Nam là một đất nước đang phát triển và rất năng động.

Bên cạnh đó, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã đề xuất hai lĩnh vực hợp tác và nghiên cứu đó là sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên góc độ xã hội và nhân văn; công cuộc đổi mới của Việt Nam trong một thế giới toàn cầu hóa.


"Thực tế, các học giả của Harvard đã tham gia nghiên cứu rất nhiều ở hai chủ đề trên, nhưng trong buổi làm việc này chúng tôi hy vọng sẽ nhìn thấy những hợp tác cụ thể hơn về hai hướng nghiên cứu này. Buổi làm việc này chính là tín hiệu mở đầu cho một thời kỳ thăng hoa của đại học Harvard với ĐH Quốc gia nói chung và Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng", ông Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh cho biết.

Hiệu trưởng đại học Harvard đã có buổi thuyết trình với sinh viên và giảng viên trường về chủ đề "Nội chiến Hoa Kỳ ".

Sáng nay, Giáo sư D.G.Faust cũng đã có buổi thuyết trình với giảng viên và sinh viên Trường về chủ đề "Nội chiến Hoa Kỳ". Tại buổi thuyết trình với sinh viên, Hiệu trưởng ĐH Harvard cho rằng, hậu quả của những cuộc chiến tranh không chỉ dừng lại ở cơ thể mà còn nằm lại trong tâm hồn, thậm chí tâm hồn của con người được sinh ra rất lâu sau đó. Lịch sử đã thể hiện rõ những tội ác chiến tranh và giúp cho chúng ta soi rọi, từ đó đấu tranh vì hòa bình.


Chia sẻ về chuyến thăm Việt Nam lần này, Giáo sư D.G.Faust nói: "Một trong những lý do quyết định chuyến sang Việt Nam là để hiểu hơn về đất nước Việt Nam chứ không phải là qua những thông tin về chiến tranh thời tôi còn trẻ. Tôi vô cùng vui mừng khi sang thăm Việt Nam và thấy đất nước này đang phát triển rất năng động. Sau này tôi muốn tìm hiểu về mọi mặt của đất nước Việt Nam chứ không chỉ là lịch sử".

 

Đan Phương/ Báo Tin Tức
 Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phải lọt vào tốp đầu châu Á
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phải lọt vào tốp đầu châu Á

Sáng 20/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và làm việc với tập thể thày và trò Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, một trong hai cơ sở giáo dục đại học lớn nhất cả nước và đang hướng đến mục tiêu lọt vào tốp đầu Châu Á.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN