Đội nữ dân quân Hoa Lộc năm xưa

Trong kháng chiến chống Mỹ, đã có nhiều tiểu đội nữ dân quân quên mình vì Tổ quốc, trở thành huyền thoại về lòng quả cảm, tinh thần yêu nước bất diệt, như những cô gái ở ngã ba Đồng Lộc hay 10 cô gái Lam Hồng… Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, trong những ngày tháng ác liệt ấy, có một tiểu đội nữ dân quân, chiến đấu vô cùng anh dũng. Họ là đội nữ dân quân đầu tiên đã bắn rơi máy bay phản lực Mỹ vào ngày 16/6/1967 - đội nữ dân quân Hoa Lộc – Thanh Hóa.


Hình ảnh 14 nữ dân quân Hoa Lộc năm xưa.


Những năm 1965 – 1967, thua đau ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã tăng cường đánh phá miền Bắc nhằm chặt đứt nguồn chi viện cho chiến trường miền Nam của quân và dân ta. Mỗi ngày có hàng chục tốp máy bay vần vũ trên bầu trời. Chúng đánh phá nhà cửa, làng mạc, căn cứ, kho thóc và một số tuyến đường vận chuyển huyết mạch của ta như phà Thắm, cầu De…

 

Trước tình hình đó, ngày 1/6/1967, đội nữ dân quân gái Hoa Lộc được thành lập để túc trực chiến đấu.

 

Đội dân quân gái Hoa Lộc gồm 14 cô gái còn rất trẻ, hầu hết mới ở độ tuổi 18, đôi mươi, có người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ gác lại mọi mơ ước riêng tư để tham gia trực chiến, bảo vệ quê hương, giữ cho những tuyến đường huyết mạch luôn thông suốt. Lấy khu đất cồn bãi ở khu Đông Ngàn làm căn cứ chiến đấu, đội dân quân đã được cấp trên giao cho 3 khẩu súng phòng không 12 ly 7 để bảo vệ bầu trời, kho thóc và tuyến đường vận chuyển sông, biển quan trọng từ Bắc vào Nam. Cũng từ đó, cái tên trận địa Đông Ngàn, nơi những người con Hoa Lộc quên mình vì đất nước đã đi vào tiềm thức của người dân nơi đây.

 

3 giờ chiều vào ngày này cách đây 45 năm, ngày 16 tháng 6 năm 1967, giặc Mỹ cho hai máy bay phản lực đến bắn phá ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Những cô gái dân quân Hậu Lộc đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí, hợp đồng chặt chẽ, nổ súng đồng loạt bắn tan xác một máy bay phản lực địch bằng 27 viên đạn súng bộ binh.

 

Chị em dân quân luyện kỹ năng bắn súng.


Chiến công vẻ vang của các nữ dân quân Hòa Lộc đã đưa số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc, tính đến ngày 16 tháng 6 năm 1967 lên 2.030 chiếc.

 

Chiến tích này của đội dân quân gái Hoa Lộc có ý nghĩa rất lớn, hòa chung với niềm vui của cả nước, vì đây là dấu chấm hết cho chiến lược chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (năm 1965 – 1968) hòng phá hoại miền Bắc, căn cứ địa – hậu phương vững chắc của miền Nam.

 

Chiến thắng của các cô gái Hoa Lộc vang xa khắp năm châu bốn biển, nhiều đoàn báo chí, truyền hình trong và 

Với những chiến công vang dội ấy, đội dân quân gái Hoa Lộc đã được Bác Hồ viết thư khen ngợi và tặng huy hiệu cho các chị ngay sau lần bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên.

Đến cuối năm 1967, sau khi bắn hạ chiếc máy bay thứ 2, chị em lại đón thêm niềm vui khi được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Đến năm 1973, đội dân quân gái Hoa Lộc đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

ngoài nước đã về đây ghi lại chiến tích hào hùng của các chị. Những nhà báo nước ngoài không thể tin với loại vũ khí thô sơ như vậy mà các cô gái nhỏ nhắn của xứ Thanh có thể bắn rơi những chiếc máy bay tối tân nhất của quân đội Mỹ vào thời điểm bấy giờ.


Chiến công của những nữ dân quân Hoa Lộc đã đóng góp vào rừng chiến công của các nữ dân quân miền Bắc trong những năm chiến đấu chống giặc Mỹ bắn phá miền Bắc. Như Hồ Thị Đương, xã Vĩnh Giang; Ngô Thị Nữ, xã Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh – Quảng Bình) đã từng tay không bắt sống gián điệp, biệt kích. Đặng Thị Thanh – người con gái đầu tiên trong quân khu ở xã Diễn Thanh (Nghệ An), dùng súng máy bộ binh bắn rơi máy bay phản lực Mỹ. Hoàng Thị Mùi, xã đội phó xã Hưng Tây (Nghệ An), huấn luyện và chỉ huy giỏi, đã chỉ huy đội thường trực chiến đấu xã mình, ba lần bắn cháy máy bay Mỹ; Trương Thị Khuê, xã đội phó xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh), Ngô Thị Luyến, xã đội phó xã Quảng Phúc (Quảng Bình) đã chỉ huy dân quân đánh hàng trăm trận phối hợp, bắn cháy và bắn rơi nhiều máy bay Mỹ…

 

Các chị đã góp phần đáng kể vào thành tích bắn rơi 4.000 máy bay địch, làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không” giữa bầu trời thủ đô Hà Nội.

 

Các chị đã chiến đấu dũng cảm và mưu trí, tiêu diệt biệt kích, bắn máy bay, bắn tàu chiến và tàu biệt kích địch. Nếu dân quân tự vệ Việt Nam là người đầu tiên trên thế giới dùng súng bộ binh bắn rơi được máy bay phản lực Mỹ và sử dụng được pháo lớn để bắn chìm, bắn cháy tàu chiến Mỹ thì những cô gái dân quân, tự vệ nói trên cũng là những người đầu tiên trên thế giới đã góp phần đập tan những cái gọi là “không lực và hải lực Huê Kỳ”. Những chiến công tuyệt vời đó chẳng những làm rạng rỡ thêm truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam, mà còn đánh giá rất cao trình độ tiến bộ về mặt khoa học, kỹ thuật quân sự của phụ nữ Việt Nam tài giỏi, anh hùng.

 

Thời gian đã trôi khá xa, mảnh đất từng là túi bom khổng lồ của đế quốc Mỹ giờ đây đổi thay rất nhiều, những vết tích của chiến tranh đã được hàn gắn bằng những cánh đồng màu mỡ, những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, những con đường bê tông khang trang sạch đẹp. Có lẽ càng không thể quên đi những gì mà quân đội nữ quân Hoa Lộc năm xưa đã làm.

 

 

Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

Edvard Grieg – Chopin của Bắc Âu
Edvard Grieg – Chopin của Bắc Âu

Edvard Grieg là nhà soạn nhạc vĩ đại của đất nước Na Uy, từng được ví là “Chopin của Bắc Âu”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN