Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm thế nào, có thể để lại di chứng gì?

Bạn đọc hỏi: Bệnh đậu mùa khỉ có giống bệnh đậu mùa không? Có thể gặp những di chứng gì sau khi khỏi bệnh?

Chú thích ảnh
Bàn tay của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh đậu mùa là bệnh do virus gây ra với triệu chứng phát ban toàn thân; tỷ lệ tử vong cao ở những người chưa chủng ngừa tới 14-40%.

Bệnh có thể để lại di chứng nặng nề với những người đã mắc bệnh do virus gây phát ban trên da và tổn thương sâu dưới tầng tế bào sinh sản của thượng bì khi tróc vẩy đậu sẽ để lại sẹo, nhiều nhất ở mặt (được gọi là mặt rỗ).

Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.

Bệnh đậu mùa ở khỉ là một bệnh hiếm do virus gây ra nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch.

Bệnh có thời gian ủ bệnh là từ 5- 21 ngày (thường từ 6 đến 13 ngày).

Đường lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ là: Lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh; lây qua cả đường tình dục.

Các triệu chứng chính của bệnh gồm: Ban đầu bệnh nhân sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, nổi hạch; sau đó là phát ban toàn thân, trên mặt trên người, tay chân, cả loét họng, ban dạng phỏng nước, đau.

Đặc biệt, bệnh này hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, vaccine có thể hạn chế sự phát triển của bệnh.

TN/Báo Tin tức
TP Hồ Chí Minh tăng cường giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại cửa khẩu
TP Hồ Chí Minh tăng cường giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại cửa khẩu

Chiều 26/5, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, TP Hồ Chí Minh hiện chưa phát hiện bệnh đậu mùa khỉ; tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành phố đang tăng cường phòng, chống bệnh này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN