Chiều 11/2, tại Văn Miếu Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức Khai mạc trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh; ra mắt Câu lạc bộ Thư pháp Bắc Ninh.
Ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành tuyến trải nghiệm số 4 trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng với tên gọi "Một thời hoa lửa", đưa vào khai thác trong tháng 7/2023
Hòn Sơn là một đảo nhỏ thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang với diện tích 11,5 km2, nằm cách thành phố Rạch Giá khoảng 65 km về phía Tây. Với nét đẹp còn hoang sơ, cùng với việc chú trọng xây dựng hình ảnh du lịch an toàn, thân thiện, đảo Hòn Sơn tạo được ấn tượng tốt đẹp với du khách gần xa khi đến tham quan.
Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Khánh Hòa tổ chức rất nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa, như Kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh (1653 - 2023), Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa lần thứ 10 năm 2023, Chương trình liên kết phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh năm 2023… Mỗi sự kiện đều được lên “kịch bản” bằng chuỗi các hoạt động phong phú, diễn ra trong nhiều ngày.
Tối 5/7, tại huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), Lễ hội Quế Trà My năm 2023 đã diễn ra với chủ đề “Trà My - Cao Sơn Ngọc Quế” nhằm xây dựng thương hiệu này thành sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương.
Ngày 5/7, tại Hà Nội, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết 82 vừa được Chính phủ ký ban hành về các giải pháp đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch; trong đó điểm đáng quan tâm là chính sách liên quan đến chính sách thị thực (visa) mới.
Sau khi Quần thể danh thắng Tràng An trở thành Di sản thế giới, Ninh Bình đã kịp thời ban hành các văn bản pháp lý về quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Năm 2023, trước rất nhiều khó khăn, ngành Du lịch Thủ đô chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, điểm đến, các sản phẩm du lịch mới trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế.
Với việc nới lỏng chính sách thị thực đến 90 ngày vừa được thông qua, các doanh nghiệp lữ hành tại TP Hồ Chí Minh đã nhanh chóng nắm bắt "thời cơ vàng" khi đưa ra sản phẩm mới, tăng trải nghiệm cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam.
Là thành phố du lịch trọng điểm của Thanh Hóa, trong 6 tháng đầu năm 2023, Sầm Sơn đón khoảng 5,3 triệu lượt khách (bằng 119,7% so với cùng kỳ).
Tối 3/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ tổ chức Lễ vinh danh các homestay đoạt Giải thưởng du lịch ASEAN và các hoạt động quảng bá du lịch cù lao An Bình.
Sở Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết, 6 tháng đầu năm, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì được đà phục hồi và phát triển.
Ngày 15/8/2023, chính sách mang tính đột phá, tạo thuận lợi về thị thực (visa), xuất nhập cảnh mà Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực. Chính sách mới cùng với xu hướng thị trường tích cực, ngành Du lịch tràn đầy niềm tin vào khả năng thu hút lượng lớn khách quốc tế đến Việt Nam thời gian tới, nhất là vào mùa cao điểm du lịch quốc tế sắp tới.
Ngày 2/7, bà Phạm Thị Oanh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết: Lượng khách du lịch đến với thành phố vào dịp cuối tuần tăng cao đột biến.
Với lợi thế khí hậu ổn định, nhiều điểm đến gắn với miệt vườn, sông nước xanh mát, nhiều trải nghiệm đặc sắc, các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long thu hút lượng lớn du khách trong 6 tháng đầu năm và đang tiếp tục có những sản phẩm hấp dẫn giới thiệu đến du khách trong mùa du lịch hè năm nay.
Phát huy lợi thế, xây dựng, phát triển các trung tâm du lịch biển chất lượng cao, trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế là giải pháp góp phần tạo bứt phá cho du lịch biển ở cả hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng biển Nam Bộ không chỉ có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú mà còn là nơi sở hữu nhiều giá trị văn hóa biển, đảo đa sắc màu của các tộc người trong cộng đồng cư dân ven biển và các đảo.
Là những vùng du lịch trọng điểm của cả nước, nhiều địa phương ở Nam Bộ (gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) có nhiều lợi thế phát triển du lịch biển đảo - một trong những dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam.
Sau khi Quốc hội thông qua chính sách thị thực (visa) mới nâng thời gian lưu trú khi khách đến Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch đón khách quốc tế (inbound) đang xây dựng sản phẩm du lịch để đón luồng khách chi trả cao, lưu trú dài ngày.
Đã qua nửa năm 2023, ngành du lịch nước ta đã giành được kết quả khả quan khi lượng khách quốc tế đến ước đạt 69%; khách nội địa đạt 63% kế hoạch năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 343.000 tỷ đồng. Những con số này đã góp phần mạnh mẽ động viên, khích lệ tinh thần nỗ lực của các địa phương, doanh nghiệp vượt khó vươn lên, đồng thời tạo động lực, cổ vũ toàn ngành hoàn thành tốt và vượt mục tiêu đã đề ra.
Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch đón gần 5,6 triệu lượt khách quốc tế, đạt 69% kế hoạch năm 2023, phục hồi 66% so với mức năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19.