TP Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển áo dài Việt Nam

Ngày 4/3, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm “Nét đẹp Áo dài Việt – Bảo tồn và Phát triển” nhằm tìm ra những giải pháp bảo tồn và phát triển áo dài Việt Nam. Đây là 1 trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh lần thứ 9, năm 2023.

Chú thích ảnh
Các đại biểu tham gia chương trình tọa đàm. 

Tham gia chương trình có các đại diện Sở, ngành TP Hồ Chí Minh và 21 đại diện, lãnh đạo của các cơ quan ngoại giao như: Tổng Lãnh sự, phu nhân Tổng Lãnh sự các nước Bờ Biển Ngà (Côte d'Ivoire), Cuba, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Ma Rốc, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Úc (Australia), Ý... Tại đây, các đại biểu cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc duy trì sức sống, ý nghĩa của việc phát triển, bảo tồn các giá trị của áo dài Việt Nam trên trường quốc tế thông qua 3 chủ đề: “Nhuộm và vẽ trên lụa”;  "Tìm hiểu giá trị áo dài ngũ thân - Trình diễn trang trí áo dài ngũ thân - trải nghiệm mặc thử áo dài" và "Nhuộm".

Chú thích ảnh
Các đại sứ, phu nhân lãnh sự đang tìm hiểu về những chiếc áo dài lụa của Việt Nam.

Đa số các đại biểu tham dự đều cho rằng, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước, sự gia nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế, hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam đã trở nên quen thuộc và trở thành một trong các biểu tượng của Việt Nam trong lòng bạn bè thế giới. Không chỉ biểu trưng cho nét đẹp của người Việt Nam, áo dài còn gợi nhớ đến một đất nước Việt Nam xinh đẹp, thân thiện, hiền hòa và gợi nhớ một điểm đến đậm đà bản sắc trong lòng du khách quốc tế. Hiện nay, ngày càng có nhiều bạn bè quốc tế thích thú khi được mặc những chiếc áo dài Việt Nam.

Chú thích ảnh
Các đại biểu cùng tập trung nghe nói chuyện về lịch sử hình thành chiếc áo dài ngũ thân của Việt Nam.

Trong khi đó, theo các nhà thiết kế, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên tà áo dài mang một ý nghĩa thiết thực, bởi mỗi chiếc áo dài đều mang hai tiếng Việt Nam rất thiêng liêng. Khi mặc áo dài, ai ai cũng đều cảm thấy tự hào và bất kể một người nước ngoài nào khi nhìn thấy tà áo dài, họ đều nghĩ ngay đó là người Việt Nam. Chính vì vậy, việc truyền tải những hình ảnh di sản của dân tộc lên tà áo dài là điều rất quan trọng, phải làm sao có thể thổi hồn vào đó là những nét đẹp văn hóa của các vùng miền, xuất hiện một cách phù hợp nhất với mỗi người khi mặc lên trên mình chiếc áo dài đó.

Nhà thiết kế Trung Đinh cho biết, áo dài ngày nay đang trở nên gần gũi và thân thuộc với người phụ nữ Việt Nam. Để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, nhà thiết kế Trung Đinh đã chọn vẽ lụa trên áo dài, giúp lan tỏa vẻ đẹp áo dài lụa vẽ cũng như nét đặc sắc của nghề thủ công lụa vẽ truyền thống đến với đông đảo phụ nữ Việt và bạn bè quốc tế.

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả một số hình ảnh đặc sắc trong chương trình tọa đàm:

Chú thích ảnh
Buổi trò chuyện về bảo tồn và phát triển áo dài diễn ra sôi nổi tại Nhà văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh. 
Chú thích ảnh
Các đại biểu được tìm hiểu về việc vẽ lụa trên áo dài. 
Chú thích ảnh
Đại diện cơ quan nước ngoài cùng nhau trải nghiệm cách vẽ lụa trên áo dài.
Chú thích ảnh
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh (áo dài vàng) và các đại biểu trải nghiệm cách nhuộm vải cho áo dài ngay tại chương trình.
Chú thích ảnh
Một đại diện của cơ quan ngoại giao tìm hiểu về chiếc áo dài ngũ thân.
Chú thích ảnh
Trải nghiệm và tìm hiểu về việc thiết kế áo dài trên lụa. 
Chú thích ảnh
Tại chương trình, các đại biểu còn được xem trình diễn thời trang về áo dài ngũ thân. 

     

Chùm ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
 Khai mạc Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh lần thứ 9
 Khai mạc Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh lần thứ 9

Tối 3/3, tại phố bộ Nguyễn Huệ, UBND TP Hồ Chí Minh đã khai mạc Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tôi yêu áo dài Việt Nam”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN