Nữ họa sĩ biến vải vụn thành những bức tranh đặc sắc

Qua đôi bàn tay khéo léo của họa sĩ Trần Thanh Thục, những mảnh vải vụn được hoà với nhau, pha trộn màu sắc uyển chuyển, tạo nên hàng trăm bức tranh độc đáo.

Họa sĩ Trần Thanh Thục đến với tranh vải một cách rất tình cờ. Khi còn nhỏ, trong một lần về Nam Định, thấy những miếng vải vụn đẹp bỏ đi, chị đã thứ ghép vào thành một bức tranh phong cảnh làng quê. Được gia đình ủng hộ, cô bé Trần Thanh Thục cảm thấy vải cũng có một sức diễn tả vô cùng đặc biệt không kém gì các chất liệu sơn dầu, lụa, hay sơn mài … 

Suốt 30 năm, Trần Thanh Thục âm thầm, bền bỉ với lối đi riêng trong nghệ thuật. Lối đi ấy mang tên “tranh cắt vải Trần Thanh Thục”. Từ những mảnh vải nhỏ li ti, đủ các màu sắc, chất liệu, họa sĩ đã hoàn thành những tác phẩm cỡ lớn, có giá lên tới hàng nghìn đô la.

 

Chú thích ảnh
Nữ hoạ sĩ phải đi nhiều nơi để tìm mua những mảnh vải có hoa văn, họa tiết, vân vải đẹp, phù hợp với ý tưởng của tác phẩm. "Cái khó nhất là sự nhạy cảm khi chọn vải, nhìn các họa tiết trên vải là tôi đã hình thành ý tưởng", họa sĩ cho biết.
Chú thích ảnh
Chất liệu và những họa tiết trong vải may áo dài thường rất hợp với tranh cắt vải của bà. Vì thế, nguồn “vật liệu” này cũng khiến bà khá tốn kém.
Chú thích ảnh
Mỗi cen-ti-mét hay mỗi hoạ tiết dù nhỏ trên các mảnh vải đều vô cùng quý giá đối với hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
Chú thích ảnh
"Phát triển ý tưởng, ý đồ sáng tạo, đòi hỏi  phải tìm tòi, nghiền ngẫm và sử dụng nhiều chất liệu, sắc màu vải khác nhau, nên phải mua rất nhiều vải, có khi mua cả tấm to nhưng chỉ dùng một miếng” -nữ họa sĩ tiết lộ.
Chú thích ảnh
Tranh vải có nhiều lợi thế nhưng cũng có không ít bất lợi. Lợi thế ở chỗ mỗi mảnh vải có những mảng màu, họa tiết, nếu vẽ chưa chắc đã có thể thể hiện được rõ. 
Chú thích ảnh
Nhưng bất lợi là đôi lúc có những họa tiết, màu sắc cần dùng không thể tìm ra. Vì lý do đó,  có những bức tranh của họa sĩ Trần Thanh Thục mất nhiều năm mà vẫn không thể hoàn thành.
Chú thích ảnh
Việc chọn lựa vải rất vất vả nhưng lại khiến những bức tranh của hoạ sĩ Trần Thanh Thục hoàn toàn là độc bản, không thể nào có được bản thứ hai.
Chú thích ảnh
Để tranh cắt vải giữ được độ bền, đẹp, họa sĩ Thanh Thục phải dùng một loại keo dán đặc biệt giúp tranh không bao giờ bị mốc hay đổi màu vải theo thời gian mà vẫn đảm bảo cảm giác tơ, mịn, bông, xốp của vải. 
Chú thích ảnh
 Màu sắc đa dạng, đường nét ghép vải tinh tế là điều ai cũng dễ dàng nhận thấy khi chiêm ngưỡng những bức tranh bằng vải của họa sĩ Trần Thanh Thục.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Một số tác phẩm của họa sĩ Trần Thanh Thục.

  

 

Lê Linh/Báo Tin tức
Khai trương trưng bày 'Sưu tập tranh cổ động'
Khai trương trưng bày 'Sưu tập tranh cổ động'

Nhân kỷ niệm 54 năm Ngày thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (24/6/1966 – 24/6/2020), hướng tới kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 23/6, Lễ khai trương không gian trưng bày “Sưu tập tranh cổ động” và ra mắt cuốn sách tranh cổ động mang tên “Khát vọng hòa bình”đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN