Làng rèn thủ công lớn nhất miền Bắc đỏ lửa ngày đêm đón Tết

Hàng trăm lò rèn ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên, Cao Bằng) đang đỏ lửa ngày đêm, hối hả sản xuất để đón Tết Giáp Thìn 2024.

Chú thích ảnh
Xã Phúc Sen có 200 hộ dân làm nghề rèn và khoảng 150 lò rèn đang hoạt động, mang lại thu nhập ổn định và cuộc sống ấm no cho người dân địa phương.
Chú thích ảnh
Sản phẩm chủ yếu của làng rèn Phúc Sen là dao. Dao Phúc Sen có thể không được đẹp và bóng bảy, nhưng luôn vượt trội về độ sắc bén và bền chắc. Nguyên liệu rèn dao là từ thép nhíp ô tô. Thợ làm dao trong làng cho biết, thép từ nhíp xe U oát là tốt nhất.
Chú thích ảnh
Anh Vũ (28 tuổi, xã Phúc Sen) đã có gần 15 năm làm nghề rèn dao cho biết: Nghề rèn thủ công ở Phúc Sen là cha truyền con nối từ nhiều đời nay.
Chú thích ảnh
Một con dao rèn hoàn chỉnh phải qua rất nhiều công đoạn, trong đó 4 công đoạn chính là: Cắt và dùng búa đập thành hình định trước, tôi thép, ram thép và mài thành phẩm. Trong đó, tôi thép và ram thép là hai công đoạn quan trọng để tạo nên thương hiệu dao Phúc Sen nổi tiếng.
Chú thích ảnh
Tôi thép là công đoạn khó nhất, quyết định đến chất lượng sản phẩm, thường do các thợ cả giàu kinh nghiệm thực hiện. Đây là kỹ thuật gia truyền của từng dòng họ, từng gia đình và chỉ truyền cho con trai, người ngoài không thể biết.
Chú thích ảnh
Những công đoạn quan trọng nhất vẫn phải làm thủ công, thông qua cảm nhận tinh tế của tai và đôi mắt, cùng kinh nghiệm của người thợ.
Chú thích ảnh
Để giảm sức lao động, người dân Phúc Sen đã cải tiến một số khâu sản xuất như sử dụng máy dập thay cho quai búa, máy mài, máy tạo khuôn... nhưng vẫn giữ được đặc trưng thủ công của các sản phẩm của làng.
Chú thích ảnh
Nhiều khách hàng tin tưởng gửi nguyên liệu đến nhờ thợ rèn Phúc Sen chế tác thành dao mang dấu ấn cá nhân, độc đáo, riêng biệt. 
Chú thích ảnh
Bên cạnh việc chăm lo đồng áng, những người phụ nữ ở Phúc Sen cũng ra lò rèn làm thợ phụ cho chồng để kịp những đơn hàng giáp Tết.
Chú thích ảnh
Bà Hoàng Thị Lý (xã Phúc Sen), có hơn 20 năm phụ giúp chồng làm nghề rèn, cho biết: "Dịp đầu năm, các làng có nhiều lễ hội, nhiều chợ phiên nên các lò rèn đều hoạt động hết công suất, để có hàng mang bán. Nghề rèn đã giúp người dân ở đây thoát khỏi đói nghèo".
Chú thích ảnh
Những tháng cuối năm, dao làng Phúc Sen sản xuất tới đâu là bán hết tới đó. Tuy nhiên, so với những năm trước, sản lượng có giảm do dao không xuất được đi Trung Quốc.
Chú thích ảnh
Nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2019.
Thế Đoàn/Báo Tin tức
Sắc đỏ, vàng rực rỡ trên phố Hàng Mã trước Tết Giáp Thìn
Sắc đỏ, vàng rực rỡ trên phố Hàng Mã trước Tết Giáp Thìn

Những ngày này, trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) rất nhộn nhịp cảnh bán, mua các mặt hàng trang trí phục vụ Tết Nguyên đán 2024.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN