Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hồ Quang Bửu; cùng lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh Quảng Nam và thành phố Tam Kỳ cùng hàng nghìn người dân địa phương đã tham dự.
Vào Tháng 4 hàng năm, người dân làng Hương Trà nói riêng và phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) nói chung đều rất bồi hồi và tự hào về mùa hoa sưa vàng nở rộ trên con đường dài khoảng hơn 1 km chạy dọc bên bờ sông Tam Kỳ hiền hòa. Làng Hương Trà vào thời gian này, khắp mọi ngả đường không chỉ vàng ruộm sắc hoa sưa mà hương thơm dịu dàng, quyến rũ của hoa sưa thoảng lại, càng thêm mê hoặc lòng người. Mỗi khi trời có gió, hoa sưa bay bay khắp không gian trong làng, vương lên tóc, quần áo của du khách hết sức quyến rũ. Lễ hội góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch của thành phố và làng sinh thái Hương Trà, trở thành điểm đến của du lịch Quảng Nam.
Để tạo nên nét mới, làm phong phú, đa dạng hơn các hoạt động của lễ hội, đến với Lễ hội “Tam Kỳ - mùa hoa sưa” năm 2023, cùng với được đắm mình với sắc vàng rực rỡ, huyền ảo của hoa sưa, từ ngày 8 - 30/4, du khách còn được thỏa sức vui chơi, đắm mình cùng các hoạt động hết sức ý nghĩa, vui nhộn tại Lễ hội: Hội thi trang trí trang trí nón lá có chủ đề “Sắc màu phụ nữ Việt Nam và Hoa sưa”, Lễ khai mạc lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa Sưa năm 2023”, Hội làng Hương Trà và các trò chơi dân gian - Ngày hội ẩm thực “Hương vị quê”, tổ chức Ngày chạy “Điểm hẹn Hương Trà”, Chương trình biểu diễn nghệ thuật Bài Chòi, thi đấu cờ làng, biểu diễn võ thuật, Ngày hội trình diễn Áo dài truyền thống, Hội thi Dân vũ, Giải đua thuyền nam, nữ truyền thống thành phố Tam Kỳ mở rộng, Giải đua xe đạp các câu lạc bộ thành phố Tam Kỳ mở rộng,…
Tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu khẳng định: Qua nhiều lần tổ chức, Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa Hoa sưa” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Chương trình Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2023 có trên 20 hoạt động khác nhau, nhằm tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ của hoa sưa và các hoạt động để phục vụ du khách tham quan, chiêm ngưỡng, trải nghiệm, hòa mình với thiên nhiên. Lễ hội là một trong những hoạt động điểm nhấn, là cơ hội để Tam Kỳ khẳng định, vị trí, vai trò là hạt nhân du lịch phía Nam của tỉnh. Đây cũng chính là sản phẩm du lịch xanh mà thành phố Tam Kỳ xây dựng theo định hướng của tỉnh.
Theo các tài liệu cũng như những người lớn tuổi trong làng kể lại, làng Hương Trà được hình thành từ những năm đầu quy dân lập ấp thời Vua Lê Thánh Tông mở cõi về phương Nam vào những năm 1470. Quá trình hình thành và phát triển đã phân định địa vực làng quê Hương Trà với những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam: cây đa bến nước, sân đình… Tương truyền, trong quá trình xây dựng và phát triển, để phòng tránh thiên tai lũ lụt, mưa bão làm sạt lở bờ sông, đe dọa đến diện tích đất ở và đất nông nghiệp, cây cối mùa màng, người dân trong làng đã trồng cây sưa (một loại cây gỗ tốt với các đặc tính: gỗ cứng, không mối mọt, không bị cong vênh, có vân đẹp để đóng các vật dụng như bàn, ghế, tủ,…) dọc bên bờ sông Tam Kỳ. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân phường Hòa Hương, hiện nay, hai bên đường chạy theo bờ sông Tam Kỳ dài tầm 3 km có nhiều trăm cây sưa hàng trăm năm tuổi.
Người dân nơi đây đều xem cây sưa là đặc sản, là danh lam thắng cảnh của làng nên rất có ý thức bảo vệ, bảo tồn và phát triển số lượng cây trong làng. Làng đã có hương ước nghiêm cấm chặt, khai thác sưa.