Tháng 12/2018, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) và Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã lần lượt thoái vốn nắm giữ tại Vinaconex và nhường quyền điều hành cho cổ đông là Công ty TNHH An Quý Hưng. Hoạt động của Vinaconex sau đó đã từng bước được “cải tổ” bằng nhiều chính sách mới về nhân sự, chiến lược kinh doanh, nhằm đưa doanh nghiệp lọt vào “top 3” đơn vị xây dựng lớn nhất Việt Nam về lĩnh vực bất động sản. quan trọng.
Chỉ số giá cổ phiếu VCG đang duy trì ở mặt bằng cao hơn trước đây. Cụ thể, giá cổ phiếu liên tục tăng. Trong đó, từ 7/12/2018 đến 7/1/2019, giá cổ phiếu VCG tăng từ 19.600 đồng lên 22.100 đồng/cổ phiếu; đến 11/2 thì đạt mức 24.500 đồng/cổ phiếu và tiếp tục tăng trong tháng 3/2019 bằng việc lập đỉnh với mức giá 29.100 đồng/cổ phiếu. Mặc dù, nhiều mâu thuẫn nội bộ đang được Vinaconex gấp rút xử lý, song, giá cổ phiếu VCG vẫn duy trì cao quanh mốc 28.000 đồng/cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Như vậy, so với hơn nửa năm trước khi Vinaconex còn là doanh nghiệp mà cổ đông Nhà nước nắm quyền chi phối thì giá cổ phiếu VGC trên thị trường chứng khoán đã tăng mạnh, dù chưa đạt mức giá trúng đấu giá, làm cho vốn hóa thị trường của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể. Đặc biệt, với việc Vinaconex đang nắm giữ những nguồn lực quan trọng để tăng tốc và đột phá nên khi chuyển chủ sở hữu sang khối tư nhân.
Có thể nói, sau nửa năm dưới sự điều hành của doanh nghiệp tư nhân, hiệu quả kinh doanh của Vinaconex có vẻ được cải thiện, với mức lãi ròng luỹ kế 6 tháng đầu năm 2019 đạt 303,6 tỷ đồng, tăng trưởng 66% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu thuần hợp nhất 6 tháng đầu năm của VCG đạt 3.957 tỷ đồng, bằng 39,18% kế hoạch doanh thu hợp nhất của năm 2019, giảm 4,83% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu xây lắp hợp nhất chỉ đạt 2,142 tỷ đồng, giảm mạnh 21,34% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, báo cáo tài chính cũng cho thấy, tổng doanh thu thuần lũy kế của Vinaconex đến cuối Quý 2/2019 đạt 978 tỷ đồng, chỉ đạt 27,17% kế hoạch doanh thu của cả năm 2019. Nguyên nhân là do lĩnh vực xây dựng các dự án bất động sản gặp nhiều khó khăn về nguồn “cung” sản phẩm, cộng với mô hình quản trị doanh nghiệp sau khi chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân chưa ổn định, tác động không nhỏ đến khả năng sinh lời ổn định từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Vì vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở thành “điểm sáng”, gây dựng lại thương hiệu mạnh, các cổ đông Vinaconex đều đang phải đợi chờ mô hình quản trị mới của doanh nghiệp xoay sở.