Vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Ngày 21/8 tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Tại buổi tọa đàm, các nhà lập pháp, các chuyên gia kinh tế đã phân tích và đề xuất giải phát để chính phủ có thể hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mình, từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, đưa ra khuyến nghị về những chuyển động cần có của chính doanh nghiệp để có thể định vị thương hiệu của mình trong lòng người tiêu dùng và mở rộng ra thị phần nước ngoài.
 

Chú thích ảnh
Buổi tọa đàm có sự tham gia của các nhà lập pháp, các chuyên gia kinh tế.

TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết hiện nay, khi ra biển lớn, hội nhập doanh nghiệp Việt Nam bị 5 nhóm thách thức. Một là chiến lược kinh doanh không rõ ràng. Hai là công nghệ khoa học của doanh nghiệp trong nước so với thế giới ở mức sau doanh nghiệp nước ngoài 2 đến 3 thế hệ. Về năng lực, chúng ta thấy người Việt Nam vào môi trường công nghiệp thì họ thành công nhân chuyên nghiệp, nhưng ở Việt Nam thì lại vẫn mang thói quen sản xuất nhỏ. Thứ tư, chế độ đãi ngộ của những người làm trong doanh nghiệp là có vấn đề. Việc này lỗi ở những người làm công tác vĩ mô, nhìn người quản trị doanh nghiệp bằng như là công chức trong khi ở các nước khác người ta chỉ nhìn vào hiệu quả sử dụng đồng vốn. Cuối cùng là, sự liên kết để sản xuất cạnh tranh với các nước khác rất kém.

Nhìn riêng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có nhiều doanh nghiệp của ta hội nhập tương đối tốt như Vietjet, Vingroup, Hòa Phát, Tân Hiệp Phát… Để thành công họ đều có sự chuẩn bị nội lực kỹ càng, biết người biết ta. Ông đã lấy ví dụ về trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp như Tân Hiệp Phát. Chúng ta có thể thấy, doanh nghiệp này thành công nhờ họ chọn được thị trường đúng, có thị phần. Thành công thứ hai giúp doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp “đầu đàn” là họ đi thẳng vào hiện đại, áp dụng công nghệ tương đương với trình độ các nước tiên tiến. Thứ ba, họ biết họ yếu ở đâu. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam quản trị theo mô hình gia đình, vì thế họ thuê người nước ngoài quản lý, họ khai thác được tâm lý của người Việt Nam. Đây cũng là một trong những thành công giúp Tân Hiệp Phát có bước chuyển mình rất khá.
 

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Những năm gần đây, chúng ta phải giải cứu nông nghiệp, người thì trách cơ quản quản lý, chính quyền địa phương, người thì trách bà con nông dân chạy theo lợi nhuận. Đi làm kinh tế mà không chạy theo lợi nhuận thì trồng cái gì? Không theo thị trường thì theo gì? Vấn đề ở đây là cơ quan quản lý nhà nước phải đặt ngược vấn đề là chúng ta hỗ trợ được cho họ cái gì từ khi họ bắt đầu kinh doanh chứ không phải đến lúc họ bán.
 

Chú thích ảnh
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển.

Bên cạnh đó là một số ý kiến của TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển đánh giá trong hội nhập quốc tế có cả khó khăn, thuận lợi, các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều cần đánh giá lại mình.

Đầu tiên, nghiên cứu trong cách tiếp cận sản xuất kinh doanh của mình đang đứng trước những vấn đề gì, vướng mắc ở đâu, đây là vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm; Doanh nghiệp nhìn ra thị trường nước ngoài, nghiên cứu lại những vấn đề thị trường của doanh nghiệp; Muốn phát triển được thì chủ doanh nghiệp phải có chiến lược thật tốt.

Tiếp đó, nói nhiều về công nghệ, công nghệ 4.0, cần xem tài sản không phải bằng vốn, vật chất mà vốn trí tuệ, vốn vô hình. TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh: "Chúng ta mới nặng về vốn hữu hình. Công nghệ 4.0 nói nhiều nhưng làm thế nào thì doanh nghiệp còn lúng túng; Cần phải hoàn thiện và cải cách quản trị của mình, quản trị của chúng ta hiện thua xa các nước. Cần tiến tới, kỹ năng quản trị của các nước, cần thể hiện vai trò của chủ doanh nghiệp".

Ngoài ra, theo TS Hồ, nhân lực chất lượng cao là điều quan trọng nhất. Đặc biệt là nhân lực quản lý, người lao động và kỹ thuật. Doanh nghiệp tự mình đào tạo nhân lực, dựa vào nhà nước, nhà trường chỉ một phần.

Cuối cùng, doanh nghiệp phải học hỏi, luôn luôn làm mới mình, phải sáng tạo. Tinh thần doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, tinh thần khởi nghiệp thật “thấm” trong đội ngũ doanh nhân, đội ngũ doanh nghiệp của chúng ta. Đã đến lúc doanh nghiệp cần phải tự mình vươn lên bằng tinh thần đó. Từng doanh nghiệp có cách đi khác nhau, không có cách nào chung cho tất cả các doanh nghiệp.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ khó khăn với đồng bào Lai Châu, Hà Giang
Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ khó khăn với đồng bào Lai Châu, Hà Giang

Nhằm chia sẻ khó khăn với bà con bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra tại các huyện miền núi thuộc tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Tập đoàn Tân Hiệp Phát cùng báo An ninh Thủ đô đã tổ chức trao tặng hơn 250 phần quà gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm với tổng giá trị hơn 350 triệu đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN