Nhà đầu tư bất động sản du lịch phải đón đầu công nghệ 4.0

Ngành du lịch đang buộc phải chuyển mình để bắt kịp với xu thế 4.0, nhất là trong lĩnh vực khách sạn, địa điểm nghỉ dưỡng. Theo kịp xu hướng này, các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) du lịch nghỉ dưỡng mới “mở cửa” thành công.

Động lực lớn nhất của việc áp dụng công nghệ trong các doanh nghiệp du lịch và khách sạn là nhu cầu ngày càng tăng các dịch vụ cá nhân cho khách hàng. Sự xuất hiện của rất nhiều cổng thông tin trực tuyến, các ứng dụng di động và trang mạng xã hội đã tạo ra một loạt yêu cầu thời gian thực, bắt buộc các doanh nghiệp BĐS phải bắt kịp với các ứng dụng phương tiện truyền thông mới để tiếp cận khách hàng và vượt qua được đối thủ cạnh tranh.

TS. Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, trong cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng sâu rộng trong du lịch; khách du lịch dựa vào công nghệ sẽ có nhiều lựa chọn tiếp cận điểm đến với nhiều phương thức tiêu dùng du lịch theo nhiều xu hướng khác nhau.

Chú thích ảnh
Phòng khách sạn dự án Ariyana Smart Condotel.

Theo đó, khách du lịch sẽ quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm nghỉ. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư mở rộng và phát triển thêm nhiều trải nghiệm du lịch, ví dụ dự án BĐS du lịch sẽ trở thành quần thể và gắn với nhiều tiện ích như casino, thể thao, sự kiện, nghệ thuật...

Theo khảo sát, nhiều khách sạn, dự án nghỉ dưỡng đã bước đâu có sự quan tâm tới 4.0 và có những ứng dụng vào dự án của mình. Nhiều chuyên gia cho biết nhiều công nghệ đã sẵn sàng cho khách sạn trong tương lai.

Đón đầu xu hướng này, tại Nha Trang, chủ đầu tư dự án Ariyana Smart Condotel đã tích hợp được tích hợp công nghệ của tập đoàn LG vào trong mỗi căn hộ, với tư duy phát triển một chuỗi căn hộ khách sạn của tương lai, đưa ý tưởng trải nghiệm công nghệ tích hợp vào trong các thiết bị phòng nghỉ. Dự án đầu tư bài bản từ khâu thiết kế đến quy trình quản lý chuyên nghiệp với 394 căn hộ trong đó có 258 condotel (gồm Studios và Suites).

Theo đại diện chủ đầu tư, dù mới đưa vào khai thác nhưng công suất luôn đạt hơn 80%, chủ yếu là phân khúc du lịch hội thảo (MICE). Nhóm khách này chủ yếu là các thương nhân, chính khách... có mức chi tiêu cao.

Dự báo đến năm 2020, Việt Nam đón 21 triệu lượt khách quốc tế, đến 2025 đón 32 triệu lượt và đến 2030 sẽ đón 47 triệu lượt, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 9 - 11%/năm.

Tiếp đà tăng trưởng của ngành du lịch, nhu cầu đầu tư vào cơ sở lưu trú du lịch cũng tăng lên tuy nhiên tính chất, loại hình và địa bàn sẽ thay đổi theo xu hướng nhu cầu của khách du lịch thế hệ mới.

BĐS du lịch vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn hứa hẹn hiệu quả cao nếu lựa chọn đúng địa bàn, đúng loại hình phù hợp với xu hướng nhu cầu của thế hệ khách du lịch mới, thời kỳ gắn với cách mạng công nghiệp 4.0.

ĐTTH
Phú Long được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh dẫn đầu Việt Nam
Phú Long được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh dẫn đầu Việt Nam

Tại liên hoan các doanh nghiệp Rồng Vàng – Thương hiệu mạnh Việt Nam 2018 tổ chức tại Hà Nội ngày 6/4, Công ty Phú Long đã được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu mạnh dẫn đầu Việt Nam 2018.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN