Bảo vệ người bị viêm mũi xoang mạn tính trong mùa dịch COVID thứ 4

Làn sóng mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đang lây lan trong cộng đồng, nhất là với người có bệnh lý nền về hô hấp có nguy cơ mắc cao hơn người khác và đe dọa tính mạng. Phải làm sao để phòng tránh khi căn bệnh này đang rình rập xung quanh?

Tại sao người có bệnh nền hô hấp nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhóm đối tượng có bệnh mãn tính về đường hô hấp như viêm mũi - xoang, viêm họng mạn tính, tiểu đường… sẽ có nguy cơ bị mắc cao hơn và diễn biến nhanh, nặng hơn với triệu chứng suy hô hấp cấp.

Đợt dịch bùng phát tháng 7/2020 đã gây ra những ca tử vong đầu tiên tại Việt Nam do dịch bệnh gây ra, điểm chung của những ca bệnh này đều là những người đã có sẵn bệnh nền, sức đề kháng suy kiệt sau thời gian dài điều trị. Do đó, với những người đã có sẵn bệnh nền, cần phải tuyệt đối tuân thủ quy định an toàn mùa dịch theo khuyến cáo của Bộ y tế.

Chú thích ảnh

Theo các chuyên gia y tế: Mũi, họng, các hốc xoang là cửa ngõ hô hấp cũng là nơi xâm nhập đầu tiên của Virus gây bệnh. Với những người có bệnh viêm mũi - xoang mạn tính luôn tồn tại dịch tiết, đờm nhầy… là môi trường thuận lợi để virus gây bệnh xâm nhập, tăng sinh nhanh chóng. Trong khi vi khuẩn có lợi lại không đủ sức tấn công cũng như phòng vệ ở hàng rào đầu tiên.

Người bệnh viêm mũi - xoang cần làm gì trong mùa dịch?

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS-CoV-2 bùng phát trở lại, mặc dù đa số người mắc bệnh nền đều hạn chế tiếp xúc nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch từ người thân trong gia đình, từ môi trường mang mầm bệnh… Đó là chưa kể tới chủng virus lần này thuộc chủng biến thể đang lưu hành và gây bệnh tại Ấn Độ - Biến thể kép B1.167.2 rất nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh và có thể “lẩn trốn” vắc-xin

Chú thích ảnh

Vì vậy, những người mắc bệnh viêm mũi xoang cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh trong mùa dịch ngoài khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế) cần có những thói quen sau:

1. Rửa tay thường xuyên: Virus gây bệnh có thể tồn tại mọi nơi trong không khí, trên các bề mặt mà người bệnh tiếp xúc hoặc có giọt bắn. Các bề mặt này đều tiềm ẩn nguy cơ lây lan mầm bệnh. Vì vậy, cần rửa tay thường xuyên, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và ngay khi trở về nhà từ bên ngoài.

2. Súc họng 2 lần mỗi ngày và ngay sau khi nói chuyện với người khác: Súc miệng – họng là cách đơn giản được bác sĩ khuyến cáo để ngăn SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể.

3.  Tăng cường vận động các bài tập thể dục, hít thở, yoga để thoát khỏi các triệu chứng khó chịu khi mũi xoang tắc nghẹt.

4. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giàu vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây như bông cải xanh, súp lơ..

5. Giữ nhà cửa thông thoáng: Thường xuyên lau rửa nhà cửa sạch sẽ, đặt vài chậu cây xanh tươi mát, giúp không khí trong lành, ngăn sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, luôn sẵn sàng thuốc phòng chữa bệnh, dùng các thuốc trị viêm mũi xoang ngay khi có dấu hiệu chớm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi: Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, người có bệnh nền Viêm Mũi xoang nên sử dụng các loại thuốc điều trị chiết xuất từ thảo dược để điều trị lâu dài mà không có các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thuốc thông xoang tán Nam Dược với thành phần thảo dược với cơ chế Bài nùng - Sinh cơ - Kháng khuẩn thực vật. Một số thành phần có tác dụng như kháng sinh tự nhiên cho hệ hô hấp như: tân di, bạch chỉ, cao bản, phòng phong  . . ., vừa giúp bảo vệ mũi xoang vừa an toàn với công dụng đào thải dịch nhày, phục hồi niêm mạc tổn thương, kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế virus cúm. Kết hợp rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý và dùng thuốc xịt điều trị xoang từ thảo dược cho đường thở thông thoáng hơn.

Chú thích ảnh
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN